TPO - Chủ nhật hàng tuần, tại một buôn trên địa bàn huyện Cư Kuin, Đắk Lắk, người dân lại được đắm chìm trong thanh âm nhạc cụ dân tộc. Màn biểu diễn đó được thể hiện bởi một nhóm học sinh người đồng bào dân tộc Êđê.
TPO - Mỗi độ xuân về, người Mường ở Thanh Hóa lại gấp hoa, dựng cây bông để tổ chức trò diễn lễ hội Pôồn Pôông. Lễ hội bắt nguồn từ “Sử thi đẻ đất đẻ nước” với mong muốn mùa màng bội thu, bản Mường no ấm, ngô lúa đầy bồ, con người hạnh phúc.
TPO - Ngày 24/9, tại xã An Cư, thị xã Tịnh Biên (An Giang) diễn ra "Hội đua bò chùa Rô lần thứ 9 – mừng Sen Dolta năm 2023”, thu hút 26 cặp bò tranh tài. Hàng nghìn người dân địa phương và du khách về tham dự, cổ vũ.
TPO - Đối với đồng bào dân tộc Dao, lễ cấp sắc là một nghi lễ truyền thống và quan trọng. Chưa trải qua lễ cấp sắc, nam giới dân tộc Dao chưa được coi là trưởng thành, không được dự họp bàn các công việc lớn của dòng họ.
TPO - Nằm giữa trung tâm TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), buôn cổ AKô Dhông với khung cảnh yên bình, vẫn gìn giữ được nét đẹp cổ xưa của người đồng bào Ê đê, thu hút du khách đến tham quan.
TPO - Nghi thức cưới hỏi đặc sắc, độc đáo được người Nùng Phàn Slình đến từ huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội).
TPO - Tối 11/9, tại lễ khai mạc Festival Nông sản Việt Nam – Vĩnh Long 2023, Ban tổ chức đã trao kỷ lục Việt Nam cho ngôi nhà gốm đỏ của ông Nguyễn Văn Buôi ở phường 5, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
TPO - Tấm thổ cẩm – người Tà Ôi gọi là “Zèng” đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, phong tục tập quán của người Tà Ôi. Zèng còn là vật đính ước của các cô gái với ý trung nhân hoặc để thể hiện lòng hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, với những người có công với bản làng.
TPO - Những ngày nghỉ Tết Dương lịch, hàng nghìn du khách mỗi ngày đổ về ngắm hoa mai anh đào đang nhuộm đỏ thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, Kon Tum.
TPO - Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, ba pho tượng Tam Thế tại di tích chùa Linh Ứng, thôn Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) được các nhà nghiên cứu đánh giá là độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
TPO - Dịch COVID-19 phần nào ảnh hưởng đến việc kinh doanh nhưng những ngày cận Tết làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) vẫn tất bật hoàn thành các đơn hàng.
TPO - Trong 40 năm qua, với tư cách là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trải qua 8 kỳ Đại hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều thành tựu Phật sự quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động.
TPO - Với diện tích lên tới 1.800 m2 trên phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), ít ai biết đến công trình Hội quán Quảng Đông mới được phục dựng ở đây là một quần thể kiến trúc cổ kính độc đáo đã tồn tại hơn một trăm năm.
TPO - Chùa Tam Chúc nằm ở vị trí vô cùng đắc địa, phía trước là hồ Lục Nhạc, phía sau là núi Thất Tinh. Chùa được xây bên một ngôi chùa cổ cùng tên, gắn với truyền thuyết 'Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh' huyền bí.
TPO - Mặc dù đang lưu giữ nhiều cổ vật quý hiếm nhưng đình làng Mông Phụ (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) lại không có ván bưng các mặt mà hoàn toàn để trống khiến nhiều du khách không khỏi tò mò.
TPO - Lăng đá họ Ngọ còn gọi là Linh Quang Từ được xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697) tại làng Thái Thọ, xã Thái Sơn (Hiệp Hòa, Bắc Giang). Đây là nơi lưu giữ thi hài Phương quận công Ngọ Công Quế, một võ quan nổi tiếng dưới triều vua Lê Hy Tông (1679 - 1705). Công trình được chạm khắc công phu, mang đậm dấu ấn điêu khắc thời Lê - Mạc, được bảo tồn gần như nguyên vẹn kể từ khi xây dựng.
TPO - An Định cung là khu cung điện nổi tiếng tọa lạc bên bờ sông An Cựu, trên trục đường Phan Đình Phùng, TP Huế ngày nay. Nơi đây từng là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử cho đến lúc trở thành hoàng đế. Sau này, biệt cung được vua Bảo Đại thừa kế và từng sống ở đây khi đã thoái vị.
TPO - Không xảy ra tình trạng đông đúc, tắc đường ở khu vực trung tâm. Nhà thờ Lớn vắng vẻ. Hà Nội đã trải qua một đêm Giáng sinh khác lạ trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
TPO - Nhà thờ giáo xứ Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội) xây dựng theo kiểu kiến trúc tân cổ điển. Bên trong thánh đường có 20 cột gỗ lim bao gồm 10 cột cái và 10 cột quân đặt trên các phiến đá tảng dày 10 cm. Chu vi các cây cột cái khá to, trung bình đạt tới 1,43m.
TPO - Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng hiện nay gồm 8 điểm di tích thành phần, phân bố trên địa bàn 3 thôn của xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội).
TPO - Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các tuyến phố dẫn vào Nhà thờ Lớn (Hà Nội) sẽ hạn chế tối đa người và phương tiện ra vào khu vực này trong ngày 24/12.
TPO - Sáng 24/12, Sở Du lịch TPHCM tổ chức phát động Tuần lễ Du lịch “TPHCM - Thành phố tôi yêu” lần thứ nhất từ ngày 24- 31/12. Á hậu cuộc thi HHVN Phương Anh rạng ngời xuất hiện trong vai trò Đại sứ du lịch.
TPO - Lăng Tự Đức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Xung quanh lăng là đồi thông xanh mát, có sông, hồ uốn lượn hai bên.
TPO - Lễ bỏ mả (pơ thi) là nghi lễ quan trọng của đồng bào Gia Rai. Lễ được tổ chức với mục đích đưa tiễn các linh hồn về với cội nguồn, bắt đầu vòng luân hồi mới, tách biệt giữa người sống với người chết.
TPO - Chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Ngôi chùa vắng vẻ, tĩnh mịch đến độ đi vào thành ngữ "vắng như chùa Bà Đanh". Nhưng chính sự tĩnh mịch đó lại tạo nên vẻ đẹp bình yên và thanh khiết cho ngôi chùa mà không phải nơi nào cũng có.
TPO - Đền Kiếp Bạc thờ anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đền tọa lạc giữa thung lũng núi Rồng thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.