Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ

TPO - Làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) nằm ven bờ sông Nhuệ, cách trung tâm Hà Nội chưa đến 20km.
Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ ảnh 1

Nếu Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) là làng Việt cổ điển hình của vùng trung du Bắc Bộ, thì nơi đây lại là nơi mang những đặc trưng của làng cổ ven sông… Ngay lối vào làng Cự Đà hiện vẫn còn rất nhiều những cổng cổ, khắc chữ Hán.

Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ ảnh 2

Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử, nơi đây vẫn giữ được khoảng 50 ngôi nhà cổ tuổi đời trăm năm.

Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ ảnh 3

Những năm 1920-1940 của thế kỷ trước, người làng đua nhau ra Hà Nội lập xưởng, làm chủ nhà máy, chủ cửa hàng, tiệm buôn khá đông. Một loạt tên tuổi các nhà giàu Hà Nội lấy tên hiệu bắt đầu bằng chữ “Cự” như Cự Doanh, Cự Chân, Cự Phát… chính là người Cự Đà.

Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ ảnh 4

Làng Cự Đà theo lối kiến trúc truyền thống làng Việt theo hình xương cá. Từ đường chính của làng tỏa ra hàng chục con ngõ nhỏ và dẫn vào các xóm.

Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ ảnh 5

Trước đây, bến sông Nhuệ buôn bán tấp nập. Dân làng Cự Đà dựng cột trên đó có con cóc đội đèn để thuyền bè biết lối cập bến.

Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ ảnh 6

Nhà "Hội đồng nhân dân làng Cự Đà" được cho là xây dựng từ thời Pháp thuộc.

Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ ảnh 7
Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ ảnh 8

Đình làng Cự Đà mang nét cổ kính

Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ ảnh 9
Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ ảnh 10

Trong ảnh là một trong những ngôi nhà cổ của làng. Ông Trịnh Thế Sủng – chủ nhà, cho biết, nhà được xây dựng từ năm 1874.

Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ ảnh 11

Ngôi nhà 5 gian dựng bằng gỗ xoan - mang đậm phong cách cổ xưa của người Việt. Hiện nay, vợ chồng cùng con cháu ông vẫn sinh hoạt tại đây.

Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ ảnh 12
Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ ảnh 13

Khu vực tường bao nhà ông Sủng có nhiều họa tiết trang trí đã bạc màu cùng thời gian.

Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ ảnh 14
Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ ảnh 15

Cùng với những gian nhà cổ thuần Việt, trong làng còn có những biệt thự cổ theo kiến trúc pha trộn giữa Pháp – Việt độc đáo không kém…

Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ ảnh 16

Ngay sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (20/12/1946), Cự Đà trở thành “pháo đài” chặn địch của Tự vệ chiến đấu Hà Nội. Ngày 27/3/1947, ngay tại ngôi biệt thự này, 5 chiến sĩ thuộc trung đội 517, đại đội 3, Tự vệ chiến đấu Hà Nội đã quyết tử chống lại 200 quân lê dương Pháp. Kết thúc trận đánh, ta tiêu diệt được 57 tên địch, 3 chiến sĩ đã hy sinh oanh liệt.

Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ ảnh 17

Trong ảnh: Cụ Trịnh Cơ - người làng, đứng bên tấm bia ghi chiến công trận Cự Đà năm ấy được khắc gần cửa ngôi nhà.

Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ ảnh 18

Cách đó không xa, là ngôi nhà thờ chi họ Trịnh – tổ Phúc Trực. Cụ Trịnh Cơ, 86 tuổi – người trông nom hương khói cho tổ tiên tại đây, cho hay, cụ chính là cháu đời thứ 21 của danh tướng Trịnh Khả - vị công thần khai quốc triều Lê Sơ, gốc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Về sau này, những hậu duệ của ông về đây khởi lập làng Cự Đà.

Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ ảnh 19

Chùa Cự Đà được xếp hạng di tích quốc gia. Ngoài những nếp nhà cổ, làng Cự Đà còn nổi danh với nghề làm tương và miến. Năm 2018, trang du lịch của đài CNN đã có một bài viết kèm video giới thiệu về ngôi làng có lịch sử hơn 400 năm và nghề làm miến tại đây.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

'Ba nhất' về các đỉnh núi Lai Châu

'Ba nhất' về các đỉnh núi Lai Châu

Không phải tự nhiên mà các phượt thủ treckking lại ham mê những ngọn núi của Lai Châu. Bởi vì trong Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam do khách du lịch và phượt thủ đánh giá, trang viettrekking.vn chọn thì Lai Châu có đến 6 đỉnh núi hùng vĩ và thu hút du khách. Sau khi chinh phục, các tay treckking chuyên nghiệp đánh giá Lai Châu có 3 cái nhất: Nơi có đỉnh núi khó chinh phục nhất; có đỉnh núi đẹp nhất; có nhiều đỉnh núi để khám phá nhất.