Có 54 kết quả :

Nhiều dòng sông chỉ còn là kênh thoát nước thải

Nhiều dòng sông chỉ còn là kênh thoát nước thải

TPO - Theo ông Châu Trần Vĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều dòng sông ở Việt Nam bị ô nhiễm nghiêm trọng đến mức chỉ còn là kênh thoát nước thải. Vì vậy, phục hồi, làm sống lại các “dòng sông chết” là chính sách rất lớn trong Luật Tài nguyên nước 2023. Dự kiến nhiều giải pháp cải thiện chất lượng nước sông sẽ được triển khai sau khi Luật có hiệu lực.
Ưu tiên khôi phục những dòng sông chết là nội dung quan trọng của Luật Tài nguyên nước vừa được Quốc hội thông qua Ảnh: QH

Ưu tiên phục hồi những dòng sông chết

TP - Một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của Luật Tài nguyên nước vừa được Quốc hội thông qua là ưu tiên phục hồi các dòng sông chết nhằm khôi phục nguồn nước, tạo dòng chảy, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái.
Nhiều sông ngòi, kênh mương ô nhiễm nặng nề - Ảnh: Nguyễn Trọng Tài

Dẫn nước sông Hồng 'tẩy rửa' sông Nhuệ

TP - Dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng được kỳ vọng dẫn nước sông Hồng để làm sạch sông Nhuệ, phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp kết hợp thoát nước đô thị...
Cận cảnh 4 dòng sông 'chết' ở Hà Nội sắp được hồi sinh

Cận cảnh 4 dòng sông 'chết' ở Hà Nội sắp được hồi sinh

TPO - Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã tiếp tục cho triển khai đề án "Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét", trước tình trạng ô nhiễm nước đã kéo dài suốt nhiều năm qua. Với mức độ ô nhiễm cao, các sông này ở Hà Nội còn được biết đến như những “dòng sông chết”.
Hiện trạng 4 'dòng sông chết' mà Hà Nội muốn hồi sinh để chống ngập

Hiện trạng 4 'dòng sông chết' mà Hà Nội muốn hồi sinh để chống ngập

TPO - Nhiều năm qua ở Thủ đô, các dòng sông như Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ và sông Đáy luôn ở mức độ ô nhiễm trầm trọng. Dòng nước tại các sông đều bốc mùi nồng nặc, đen kịt, khẩu độ dòng chảy bị thu hẹp, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người dân xung quanh. Mới đây Hà Nội đặt quyết tâm kỳ vọng sớm hồi sinh các con sông này để tăng khả năng thoát nước vào mùa mưa lũ.
Một phần cống bao gom nước thải cho sông Tô Lịch đã hoàn thành

Hoàn thành 1,5km cống gom nước thải cho sông Tô Lịch

TPO - Hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính có quy mô tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 21.958m, đến nay đã thi công được 1km cống bao chính đoạn đào mở và khoan kích ngầm được 572m ống D1500. Hệ thống có nhiệm vụ gom toàn bộ nước thải từ sông Tô Lịch về nhà máy nước thải Yên Xá.
Hà Nội lập đề án 'hồi sinh' sông Kim Ngưu

Hà Nội lập đề án 'hồi sinh' sông Kim Ngưu

TPO - Theo các chuyên gia, đề án “hồi sinh” sông Kim Ngưu (từ đoạn Lò Đúc đến cầu Mai Động) không những giúp con sông ô nhiễm trở nên trong lành mà còn giúp Hà Nội hình thành tuyến phố thương mại, tuyến phố đi bộ dọc sông hấp dẫn, thân thiện cho người dân Hà Nội và du khách.
Dân khổ vì sông ô nhiễm

Dân khổ vì sông ô nhiễm

TP - Cầu Đá là con sông nhỏ, trước đây hoạt động chủ yếu như một kênh tiêu nước, hiện chảy qua địa bàn các phường Cổ Nhuế 1, Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm), Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội) và đổ về sông Nhuệ. Do sông hiện bị ô nhiễm nặng, nên năm 2010, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định cống hóa sông Cầu Đá, nhưng đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành.
Một đoạn đường bị hỏng. Ảnh: K.N

Xác định 3 vị trí nứt vỡ lớn bờ tả sông Nhuệ

TP - Tiền Phong số 312 (ngày 7/11/2016) đăng bài báo trên, phản ánh tình trạng mặt đường đê sông Nhuệ tại địa bàn xã Tả Thanh Oai (Thanh Trì, Hà Nội) mới được sử dụng đã bị nứt vỡ. Gần đây, Tiền Phong nhận được văn bản của UBND huyện Thanh Trì hồi âm về sự việc báo nêu.
Sông Nhuệ (đoạn qua xã Cự Khê, huyện Thanh Oai) đen đặc, ô nhiễm và bị rác bủa vây.

Tìm cách cứu những dòng sông đang hấp hối

TP - Ô nhiễm ở lưu vực sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy ngày càng trầm trọng do khối lượng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp khổng lồ xả trực tiếp xuống lòng sông. Đã có rất nhiều ý tưởng được khởi xướng, nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp “giải cứu” cụ thể nào được đưa ra.