Đặc sắc nghi thức 'cúng vợt sợi bông' của đồng bào Ba Na

TPO - Nghi thức "cúng vợt sợi bông" của đồng bào dân tộc Ba Na  được tái hiện trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Đặc sắc nghi thức 'cúng vợt sợi bông' của đồng bào Ba Na ảnh 1

Đối với dân tộc Ba Na, nghề dệt thổ cẩm đã có từ lâu đời. Sản phẩm thổ cẩm dệt bằng tay của người Ba Na nổi tiếng bởi những trang trí hoa văn rất tinh tế. Không chỉ đẹp về hình thức trang trí, trong mỗi sản phẩm dệt truyền thống của người Ba Na còn ẩn chứa sắc thái văn hoá, thể hiện tâm hồn phong phú.

Đặc sắc nghi thức 'cúng vợt sợi bông' của đồng bào Ba Na ảnh 2

Để thổ cẩm bền đẹp, đồng bào dân tộc Ba Na có nghi thức "cúng vợt sợi bông" vô cùng độc đáo. Việc thực hiện nghi thức này nhằm xin phép tổ tiên, Yàng, thần đất cho gia đình người Ba Na được tạo sợi bông, nhuộm màu chỉ...

Đặc sắc nghi thức 'cúng vợt sợi bông' của đồng bào Ba Na ảnh 3
Người Ba Na tin tưởng rằng, có sự chứng kiến của tổ tiên và thần linh, sợi bông sẽ bền chắc, sợi chỉ không phai màu.
Đặc sắc nghi thức 'cúng vợt sợi bông' của đồng bào Ba Na ảnh 4

Người phụ nữ Ba Na nhuộm màu sợi chỉ.

Đặc sắc nghi thức 'cúng vợt sợi bông' của đồng bào Ba Na ảnh 5

Nhuộm sợi chỉ màu đen từ lá trum là phức tạp và nhiều công đoạn nhất. Lá trum được ngâm trong chum đất (còn gọi là puội) trong 2 ngày. Sáng sớm dùng tay vắt lấy nước, bỏ vào nồi đất xoay vòng tròn từ trên xuống cho nước nổi bọt, tiếp tục bỏ vỏ ốc đốt thành tro vào nồi xoay vòng tròn cho đến khi nước chuyển sang màu đen đậm. Sau đó lần lượt cho thêm hột cây thầu dầu (hơ rên) bóp nát và tro của cây lơ pũi vào xoay tròn. Chờ nước trum lắng xuống, đổ phần nước trong chỉ lấy phần đen đục dưới đáy để ngâm sợi trong 3 ngày, lấy ra vắt phơi khô rồi lại tiếp tục ngâm cho đến khi sợi chỉ hoàn toàn chuyển thành màu đen.

Đặc sắc nghi thức 'cúng vợt sợi bông' của đồng bào Ba Na ảnh 6

Để có màu đỏ, đồng bào Ba Na dùng rễ cây nhau hoặc vỏ cây tơ nung. Màu vàng dùng cây sơ ring, sơ rông hoặc rễ cây kơ tơ rơ. Đây đều là các loại cây rừng, chỉ những người có kinh nghiệm mới nhận biết được và lấy về kết hợp tạo ra các màu sắc khác nhau của thổ cẩm.

Đặc sắc nghi thức 'cúng vợt sợi bông' của đồng bào Ba Na ảnh 7

Các cô gái Ba Na đều được bà và mẹ chỉ cho cách dệt vải, dệt thổ cẩm từ lúc 12-13 tuổi. Để khi đi lấy chồng, các cô phải tự dệt cho mình một bộ y phục thật đẹp ra mắt mọi người.

Đặc sắc nghi thức 'cúng vợt sợi bông' của đồng bào Ba Na ảnh 8

Mỗi công đoạn đều đòi hỏi tính sáng tạo và đôi tay khéo léo, tạo hình các hoa văn lên sản phẩm sao cho hài hòa, cân đối.

Đặc sắc nghi thức 'cúng vợt sợi bông' của đồng bào Ba Na ảnh 9
Đặc sắc nghi thức 'cúng vợt sợi bông' của đồng bào Ba Na ảnh 10

Người phụ nữ Ba Na tiến hành quay sợi.

Đặc sắc nghi thức 'cúng vợt sợi bông' của đồng bào Ba Na ảnh 11

Phụ nữ Ba Na nổi tiếng bởi kỹ thuật dệt tinh tế làm ra những bộ trang phục, những tấm chăn, tấm thảm mang nét đặc trưng riêng. Đầu tiên, họ tạo ra khung dệt thủ công đơn giản bằng cây. Tuy đơn giản là vậy, nhưng các cô gái có thể dệt nên những thảm vải với các hoa văn rõ nét và những sợi dọc sợi ngang đan vào nhau thật tinh xảo.

Đặc sắc nghi thức 'cúng vợt sợi bông' của đồng bào Ba Na ảnh 12

Người Ba Na thường sử dụng các màu đen, đỏ, vàng, tạo ấn tượng mạnh mẽ. Mỗi màu lại có tiếng nói riêng, màu đen tượng trưng cho đất rừng trù phú, màu đỏ của khát vọng và tình yêu, màu vàng tượng trưng cho ánh sáng.

Đặc sắc nghi thức 'cúng vợt sợi bông' của đồng bào Ba Na ảnh 13

Thổ cẩm của người Ba Na thường có màu tươi sáng, rực rỡ, bay bổng như thể hiện ước mơ, khát vọng và ẩn chứa trong các sản phẩm là cả tâm hồn nghệ sỹ của người thợ dệt. Hoạ tiết trên các sản phẩm thổ cẩm của người Ba Na thường trang trí đối xứng, phản ánh quan niệm triết lý về vũ trụ, triết lý âm dương, trời đất, thiên nhiên.

Tin liên quan