Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật

TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật ảnh 1
Ba công trình được Bộ Văn hóa Thông tin, nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng cụm di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2001.
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật ảnh 2

Đền Trầm Lâm vẫn được người dân khắp nơi gọi bởi tên dân gian là miếu Trăm Năm. Đền nằm ở ngay trong xóm Phú Thành, thuộc xã Phú Gia. Điều đặc biệt nhất ở ngôi đền này là 1 giếng nước hình bán nguyệt. Một năm có 4 mùa thì nước giếng có 4 sắc. Mùa xuân nước xanh, mùa hạ nước hồng, mùa thu nước trắng và mùa đông nước đen.

Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật ảnh 3

Ngôi đền nổi tiếng với câu chuyện Đức Thánh Mẫu báo mộng giúp vua Hàm Nghi. Tương truyền, ngày 20/9/1885, vua Hàm Nghi khi chạy giặc đã đi qua khu vực đất của đền Trầm Lâm và nghỉ ở đây một đêm. Nhà vua vừa chợp mắt, trong giấc mơ, một vị tiên nữ trong bộ trang phục màu xanh hiện ra, báo mộng “Bọn bạch quỷ (thực dân Pháp) đang đưa quân vây ráp, nhà vua cần phải định liệu, nếu ở lại thì sát dân”...

Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật ảnh 4
Trước khi rời đi, vua làm lễ tạ ơn tại đền và sắc phong cho các vị thần được thờ ở đền kèm theo các vật phẩm quý giá gồm 2 con voi bằng vàng, 2 thanh bảo kiếm, một đạo sắc và một số quần áo. Từ đó đến nay, những "bảo vật" vua ban tặng được người dân nơi đây thay nhau canh giữ.
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật ảnh 5

Còn thành Sơn Phòng được vua Hàm Nghi cho người đắp vào năm 1885, làm đại bản doanh để tập luyện quân sự. Thành kết cấu hình chữ nhật, diện tích hơn 4.000 m2, rộng 200 m, dài 210 m.

Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật ảnh 6
Vua Hàm Nghi húy là Nguyễn Phúc Minh, tự hiệu Ưng Lịch (1872-1943), là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn. Năm 1884, Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài, sau đó tới Hà Tĩnh đóng quân tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê. Trong thời gian đóng quân ở thành Sơn Phòng, vua Hàm Nghi đã phát hịch Cần Vương kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước chống Pháp. Trên ảnh là tượng thờ vua Hàm Nghi đặt trong đền ở thành Sơn Phòng.
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật ảnh 7Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật ảnh 8
Đền thờ vua Hàm Nghi được dựng chủ yếu bằng gỗ, phía trên các mái thiết kế và trang trí nhiều họa tiết, hoa văn cách điệu. Trước cửa đền thờ có 2 con voi đúc bằng đá quý rất đẹp.
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật ảnh 9

Thành trước kia được đắp cao 2,2 m, chân thành 9 m, mặt thành 7 m.

Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật ảnh 10

Tại đây cũng đã được xây dựng công trình thanh niên số hóa địa chỉ đỏ, người dân, du khách muốn tìm hiểu thông tin về di tích này chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh quét mã, dữ liệu sẽ hiện ra.

Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật ảnh 11

Còn đây là đền Công Đồng nằm phía tây thành Sơn Phòng, là nơi thờ Đại tướng quân chi thần, Dương tướng quân chi thần... Trong đền hiện còn lưu giữ 37 đạo sắc của các vua triều Nguyễn cùng rất nhiều đồ tế lễ cổ sơn son thiếp vàng.

Tin liên quan