Dân làng gốm Bát Tràng tất bật ngày cận Tết

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Dịch COVID-19 phần nào ảnh hưởng đến việc kinh doanh nhưng những ngày cận Tết làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) vẫn tất bật hoàn thành các đơn hàng.
Dân làng gốm Bát Tràng tất bật ngày cận Tết ảnh 1

Làng gốm Bát Tràng được hình thành cách đây hơn 500 năm, trải qua bao thăng trầm cùng thời gian nhưng đến nay, sản phẩm vẫn được đánh giá cao về chất lượng với nhiều kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại. Dù dịch bệnh COVID-19, nhưng dịp cận Tết các lò gốm trong làng vẫn đỏ lửa để hoàn thành sớm các đơn hàng.

Dân làng gốm Bát Tràng tất bật ngày cận Tết ảnh 2

Các loại gốm gia dụng, đồ thờ tự, gốm mỹ thuật, gốm xây dựng và gốm trang trí... từ đây có mặt trên khắp mọi miền đất nước và xuất khẩu đi các nước.

Dân làng gốm Bát Tràng tất bật ngày cận Tết ảnh 3
Dân làng gốm Bát Tràng tất bật ngày cận Tết ảnh 4

Linh vật năm nay là con Hổ, nhiều nghệ nhân trẻ đã sáng tạo những sản phẩm hút khách. Trong ảnh: Trần Anh Tú (lò gốm Đức Tân) đang tạo hình chú hổ "neko".

Dân làng gốm Bát Tràng tất bật ngày cận Tết ảnh 5

Trong ảnh là bước tạo hình cho các sản phẩm gốm

Dân làng gốm Bát Tràng tất bật ngày cận Tết ảnh 6

Cắt gọt và khắc sản phẩm gốm

Dân làng gốm Bát Tràng tất bật ngày cận Tết ảnh 7

Trang trí hoa văn

Dân làng gốm Bát Tràng tất bật ngày cận Tết ảnh 8

Mỗi sản phẩm được người thợ chuốt nhẵn, lau thật cẩn thận trước khi hong khô.

Dân làng gốm Bát Tràng tất bật ngày cận Tết ảnh 9

Nung đốt sản phẩm gốm là công đoạn quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm. Có nhiều loại lò được sử dụng. Nhưng phổ biến là lò cóc và lò bầu, gần đây là lò hộp.

Dân làng gốm Bát Tràng tất bật ngày cận Tết ảnh 10

Để đảm bảo môi trường, các nghệ nhân làng nghề gốm Bát Tràng hiện nay đã áp dụng công nghệ tiên tiến bằng các lò điện, gas để nung gốm. Tuỳ theo mỗi loại lò và mỗi dạng gốm cụ thể mà thời gian nung và nhiệt độ nung cũng khác nhau. Gốm đất nung ở nhiệt độ từ 600 – 900 độ C, gốm sành nâu từ 1.100 – 1.200 độ C, gốm sành xốp từ 1.200 – 1.250 độ C, gốm sành trắng từ 1.250-1.280 độ C và đồ sứ từ 1.280 – 1.350 độ C. Ảnh trên chụp tại lò gốm của Nghệ nhân Vương Thế Cường.

Dân làng gốm Bát Tràng tất bật ngày cận Tết ảnh 11

Các sản phẩm khi hoàn thiện được đưa ra các gian hàng trưng bày, giới thiệu đến khách hàng.

Dân làng gốm Bát Tràng tất bật ngày cận Tết ảnh 12

Chú hổ "neko" khi hoàn thành đã được nhiều khách đặt hàng làm quà tặng cho năm mới...

Nằm bên tả ngạn Sông Hồng, làng gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội là làng nghề 500 năm tuổi.

Ngày nay, làng gốm Bát Tràng trở thành một làng nghề nổi tiếng tại Hà Nội chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt, đồ dùng thờ cúng, tín ngưỡng, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ...phục vụ nhu cầu của người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, danh tiếng của làng nghề trăm năm tuổi này còn vang xa đến mọi miền tổ quốc, sản phẩm của làng gốm Bát Tràng vươn xa ra thị trường quốc tế, đưa thương hiệu gốm Bát Tràng Việt Nam xuất hiện trên nhiều kệ hàng thế giới.

Nghề gốm làng Bát Tràng là sự kết tinh sự sáng tạo của con người qua nhiều thế hệ. Khi chế tác sản phẩm, nghệ nhân ngoài việc vận dụng những kỹ thuật được học từ cha ông còn phải mày mò, tìm hiểu, khám phá và sáng tạo ra những họa tiết, hoặc kỹ thuật, hoặc mẫu mã mới, để đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Nghề gốm là một trong những đặc điểm nhận diện văn hóa, phản ánh sự đa dạng văn hóa của cộng đồng cư dân thực hành nghề gốm tại làng Bát Tràng. Cùng trong một làng nhưng sản phẩm của mỗi một nghệ nhân có hồn riêng, đặc trưng riêng. Nghề gốm làng Bát Tràng góp phần lưu truyền, lưu giữ và phổ biến các biểu tượng văn hóa, nước men truyền thống, là động lực để phát triển, phát huy giá trị di sản của các thế hệ trước. Sản phẩm gốm Bát Tràng thể hiện giá trị kỹ thuật, thẩm mỹ của người thợ, tạo nên sự đa dạng, phong phú và nét độc đáo cho những sản phẩm của làng.


MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.