TPO - Nhà thờ giáo xứ Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội) xây dựng theo kiểu kiến trúc tân cổ điển. Bên trong thánh đường có 20 cột gỗ lim bao gồm 10 cột cái và 10 cột quân đặt trên các phiến đá tảng dày 10 cm. Chu vi các cây cột cái khá to, trung bình đạt tới 1,43m.
TPO - Mặc dù đang lưu giữ nhiều cổ vật quý hiếm nhưng đình làng Mông Phụ (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) lại không có ván bưng các mặt mà hoàn toàn để trống khiến nhiều du khách không khỏi tò mò.
TPO - Trong 40 năm qua, với tư cách là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trải qua 8 kỳ Đại hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều thành tựu Phật sự quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động.
TPO - Mỗi độ xuân về, người Mường ở Thanh Hóa lại gấp hoa, dựng cây bông để tổ chức trò diễn lễ hội Pôồn Pôông. Lễ hội bắt nguồn từ “Sử thi đẻ đất đẻ nước” với mong muốn mùa màng bội thu, bản Mường no ấm, ngô lúa đầy bồ, con người hạnh phúc.
TPO - Tấm thổ cẩm – người Tà Ôi gọi là “Zèng” đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, phong tục tập quán của người Tà Ôi. Zèng còn là vật đính ước của các cô gái với ý trung nhân hoặc để thể hiện lòng hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, với những người có công với bản làng.
TPO - Lăng Tự Đức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Xung quanh lăng là đồi thông xanh mát, có sông, hồ uốn lượn hai bên.
TPO - Lễ bỏ mả (pơ thi) là nghi lễ quan trọng của đồng bào Gia Rai. Lễ được tổ chức với mục đích đưa tiễn các linh hồn về với cội nguồn, bắt đầu vòng luân hồi mới, tách biệt giữa người sống với người chết.
TPO - Chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Ngôi chùa vắng vẻ, tĩnh mịch đến độ đi vào thành ngữ "vắng như chùa Bà Đanh". Nhưng chính sự tĩnh mịch đó lại tạo nên vẻ đẹp bình yên và thanh khiết cho ngôi chùa mà không phải nơi nào cũng có.
TPO - Đền Kiếp Bạc thờ anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đền tọa lạc giữa thung lũng núi Rồng thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
TPO - Trước đám cười, người Đức sẽ thực hiện tập tục thú vị có tên Polterabend. Mọi người cùng nhau đập vỡ những chiếc đĩa, chén, bát bằng sứ để chúc phúc cho cô dâu, chú rể.
TPO - Hơn 3 năm trước, anh Nguyễn Tấn Lực (42 tuổi) có công việc ổn định tại một doanh nghiệp lớn ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Nhưng sau một lần bị thu hút bởi ly cà phê chồn, anh Lực đưa vợ con lên Đắk Nông, mua đất xây dựng trang trại sản xuất cà phê chồn.
TPO - Nằm bên sông Nhuệ, làng Chuôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) nổi tiếng với nghề khảm trai. Trải qua bao sóng gió, thăng trầm, đến nay người dân ở đây vẫn cố gắng lưu truyền nghề tổ của cha ông.