Khám phá biệt cung vàng son bên dòng An Cựu xứ Huế

TPO - An Định cung là khu cung điện nổi tiếng tọa lạc bên bờ sông An Cựu, trên trục đường Phan Đình Phùng, TP Huế ngày nay. Nơi đây từng là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử cho đến lúc trở thành hoàng đế. Sau này, biệt cung được vua Bảo Đại thừa kế và từng sống ở đây khi đã thoái vị.
Khám phá biệt cung vàng son bên dòng An Cựu xứ Huế ảnh 1

Cung An Định có diện tích rộng hơn 23.460m2, xây dựng trên địa hình bằng phẳng, nằm trong hệ thống các cung điện của triều Nguyễn. Cung điện được vua Khải Ðịnh cho xây dựng vào năm 1917, trên cơ sở của một vương phủ nhỏ. Cung điện quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. Khi còn nguyên vẹn, cung có khoảng 10 công trình.

Khám phá biệt cung vàng son bên dòng An Cựu xứ Huế ảnh 2
Khám phá biệt cung vàng son bên dòng An Cựu xứ Huế ảnh 3

Điểm đặc biệt của cung An Định là vừa mang nét kiến trúc truyền thống của nhà Nguyễn kết hợp kiểu kiến trúc gô-tích phương Tây. Trong đó, đậm nét nhất là phong cách trang trí và các chi tiết của các kiến trúc cột trụ, vòm cửa…

Khám phá biệt cung vàng son bên dòng An Cựu xứ Huế ảnh 4
Khám phá biệt cung vàng son bên dòng An Cựu xứ Huế ảnh 5

Điểm đáng chú ý khác, vật liệu xây dựng cung An Định cũng được “Tây hóa” tương tự nhiều công trình xây dựng đương thời.

Khám phá biệt cung vàng son bên dòng An Cựu xứ Huế ảnh 6

Đi sâu vào tham quan nội thất cung điện, du khách có cảm giác như đi vào một tòa lâu đài của giới quý tộc châu Âu, bởi sự đa dạng của những phòng ốc, cầu thang. Những họa tiết bên trong cung điện hầu như xa lạ với cách trang trí truyền thống của nhà Nguyễn. Lá nho trang trí thay thế rồng phượng, hoa hồng thay thế hoa cúc, hoa sen. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế

Khám phá biệt cung vàng son bên dòng An Cựu xứ Huế ảnh 7

Nội thất đại sảnh của cung điện gồm 20 phòng. Trong đó, khu phòng khách và hai phòng chiêu đãi ở tầng 1 là nơi đáng lưu ý. Đặc biệt, trong phòng khách có sáu bức tranh tường hết sức nổi tiếng vẽ cảnh lăng các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức, Khải Ðịnh, Ðồng Khánh. Tranh vẽ bằng bột màu trên nền tường và những bộ khung thếp vàng bao quanh, 26 vòm cửa của cả căn phòng làm bằng gỗ mạ vàng với những hoa văn chạm trổ rất tinh vi, sinh động. Ảnh TL

Khám phá biệt cung vàng son bên dòng An Cựu xứ Huế ảnh 8
Khám phá biệt cung vàng son bên dòng An Cựu xứ Huế ảnh 9

Theo giới nghiên cứu lịch sử văn hóa, đây có lẽ là nơi bảo lưu nhiều nhất các kiệt tác sơn son thếp vàng của thời nhà Nguyễn. Ảnh TL

Khám phá biệt cung vàng son bên dòng An Cựu xứ Huế ảnh 10

Chiếc cổng cổ kính dẫn vào Cung An Định nhìn từ phía trong ra

Khám phá biệt cung vàng son bên dòng An Cựu xứ Huế ảnh 11

Tượng vua Khải Định phía trước sân cung điện

Khám phá biệt cung vàng son bên dòng An Cựu xứ Huế ảnh 12
Khám phá biệt cung vàng son bên dòng An Cựu xứ Huế ảnh 13

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, cung An Định là nơi gia đình cựu hoàng Bảo Đại chuyển về sinh sống sau khi rời khỏi Hoàng cung. Sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tịch thu cung An Định. Sau năm 1975, Đức Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) đã hiến cung An Định cho chính quyền cách mạng.

Khám phá biệt cung vàng son bên dòng An Cựu xứ Huế ảnh 14
Khám phá biệt cung vàng son bên dòng An Cựu xứ Huế ảnh 15

Ngày nay, cung An Định thuộc quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, là một phần của khu Di sản Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Nơi đây hiện là điểm đến tham quan nổi tiếng dành cho du khách trong nước và quốc tế.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...
Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm

Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm

TP - Mặc cho mưa rét, ngày 15 tháng Giêng vừa qua, gần chục nghìn lượt người đến với hội Ná Nhèm- một lễ hội xuân truyền thống có từ 300 năm của người dân tộc Tày xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.