Ngọn đồi danh thắng bậc nhất xứ Huế suýt bị biến thành resort bây giờ ra sao?
Từ đồi Vọng Cảnh nhìn lên phía thượng nguồn sông Hương
TPO - Hơn 15 năm trước, đồi Vọng Cảnh - danh thắng bậc nhất xứ Huế suýt bị nhà đầu tư nước ngoài biến thành khu resort hạng sang. Trước phản ứng dữ dội của dư luận, báo chí, ngọn đồi đã được giữ nguyên trạng và hiện đầu tư chỉnh trang thành điểm ngắm cảnh, tham quan công cộng.
Đồi Vọng Cảnh ở phía tây nam TP Huế, thuộc phường Thủy Biều, nằm trên đường Huyền Trân Công Chúa, cách nội đô chừng 7 km. Ngọn đồi có chiều cao 43m, chân đồi tiếp giáp bờ sông Hương.
Đồi Vọng Cảnh tọa lạc ở vị trí đặc biệt ven sông, xung quanh là vùng lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn, bên kia sông chếch về thượng nguồn là di tích điện Hòn Chén nổi tiếng.
Không chỉ ở gần hàng loạt lăng tẩm vua chúa thâm nghiêm cổ kính, ngọn đồi danh thắng từng là nơi vua triều Nguyễn, cùng bao tao nhân mặc khách chọn làm điểm dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn, vãn cảnh.
Từ đồi Vọng Cảnh, nhiều cảnh đẹp của Huế, cùng đền điện cổ kính và những làng mạc ven sông yên bình được thu vào tầm mắt. Đặc biệt, đứng trên đồi Vọng Cảnh, có thể tận mục cảnh đẹp từ thượng nguồn đến hạ lưu của dòng sông Hương chảy uốn lượn như dải lụa mềm vắt qua làng xóm, đồi xanh, núi thẳm. Phía xa là những rặng núi trầm mặc soi bóng nước sông Hương êm đềm. Ảnh: Văn Đình Huy
Hơn 15 năm trước, đồi Vọng Cảnh - danh thắng bậc nhất xứ Huế suýt bị nhà đầu tư nước ngoài biến thành khu resort hạng sang. Trước phản ứng dữ dội của dư luận, báo chí, ngọn đồi đã được giữ nguyên trạng và hiện đầu tư chỉnh trang thành điểm ngắm cảnh, tham quan công cộng.
Tháng 5/2020, HĐND tỉnh TT-Huế đã thông qua dự án chỉnh trang đồi Vọng Cảnh (phường Thủy Xuân, TP Huế), với trị giá đầu tư 13 tỷ đồng.
Hiện dự án chỉnh trang Vọng Cảnh đã được xúc tiến triển khai.
Một lối lên đồi đầy hoang sơ len giữa rừng thông đồi Vọng Cảnh
Điểm checkin luôn thu hút giới trẻ
Hiện nay, đơn vị chức năng tiếp tục triển khai, hoàn thiện chỉnh trang đồi Vọng Cảnh với nhiều hạng mục: lát đá các tuyến đường dạo, trồng hoa, tăng cường ghế đá nghỉ chân, trồng thêm cây thông cảnh quan và hệ thống cây xanh dọc đường kết nối đến công viên hoa để tạo điểm nhấn cho khu danh thắng.
Đồng thời, nghiên cứu triển khai hệ thống đường dạo khu vực tiếp giáp bờ sông, kết nối đi bộ từ đỉnh đồi Vọng xuống sông Hương, với yêu cầu phải bảo đảm giữ sự hài hòa với không gian cảnh quan chung quanh.
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).
TPO - Làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) nổi tiếng với nghề tạc tượng gỗ truyền thần. Ngôi làng truyền thống này còn lưu giữ, thờ tượng Đức Linh Lang Đại Vương, pho tượng gỗ có thể đứng lên, ngồi xuống một cách nhẹ nhàng, khoan thai.
TPO - Sáng 2/2, tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ khai hội xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023. Đặc biệt, chương trình có rước mộc bản “Cư trần lạc đạo phú” là di sản tư liệu thế giới từ chùa Vĩnh Nghiêm lên Tây Yên Tử.
TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
TPO - Trước thực trạng Tây Nguyên thiếu giáo viên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị nên chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, nhất là người dân tộc thiểu số (DTTS).
TPO - Tượng đài anh hùng dân tộc N’Trang Lơng được xây dựng trên đồi Đắk Nur, trung tâm TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Tượng đài có chiều cao 18,5m, dài 27m, tổng khối lượng hơn 450 tấn. Công trình có tổng vốn đầu tư gần 78 tỷ đồng.
TPO - Những ngày cuối năm, chợ phiên sắc màu người H’ Mông ở Đắk Nông tấp nập người mua, kẻ bán. Đồng bào từ các thôn, bản vùng cao nhộn nhịp xuống chợ. Tất cả tạo nên một bức tranh sinh động, đặc sắc.
TP - Mặc cho mưa rét, ngày 15 tháng Giêng vừa qua, gần chục nghìn lượt người đến với hội Ná Nhèm- một lễ hội xuân truyền thống có từ 300 năm của người dân tộc Tày xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.
TPO - Trải qua 200 năm hình thành và phát triển, nghề làm nước mắm Phú Quốc vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia.