Tháp Chăm Phú Diên từng chìm dưới lòng đất một cách bí ẩn.
TPO - Tháp Chăm Phú Diên (huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) là công trình kiến trúc Chăm pa cổ đại được phát hiện mới nhất cho tới nay ở nước ta. Trước khi xuất lộ và được khai quật, công trình chìm dưới lòng đất hàng nghìn năm một cách bí ẩn.
Vào tháng 4/2001, trong lúc đào đất khai thác quặng ti tan tại vùng đồi cát thôn Mỹ Khánh (xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế), các công nhân thuộc công ty Khoáng sản TT-Huế bất ngờ phát hiện một công trình bằng gạch cổ xưa mang kiến trúc khác lạ nằm sâu dưới lòng đồi cát ven biển.
Qua khai quật, một công trình kiến trúc Chăm pa cổ xưa đã xuất lộ. Theo các nhà nghiên cứu, khảo cổ học, ngôi tháp cổ ở Phú Diên thuộc dạng tháp lùn trong nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm.
Còn Bảo tàng Lịch sử TT-Huế cho hay, tháp Chăm Phú Diên là một trong những kiến trúc tháp có niên đại sớm nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chăm, được xây dựng vào thế kỷ VIII, thuộc nhóm tháp khởi đầu của kiến trúc tôn giáo khi chuyển sang xây dựng bằng chất liệu bền vững.
Đáng chú ý, tháp Chăm Phú Diên nằm thấp hơn mực nước biển 3 - 4 mét, sâu dưới lòng cồn cát từ 5 - 7 mét và chỉ cách mép nước biển 120 mét.
So với các tháp Chăm còn tồn tại ở Việt Nam, vị trí tọa lạc của tháp Phú Diên nằm cạnh bờ biển, sâu dưới lòng đất là một điều đặc biệt. Trong khi, phần lớn các tháp Chăm khác tại Việt Nam đều nằm trên các đỉnh đồi và cách xa bờ biển.
Lối dẫn từ đồi cát đi xuống ngọn tháp nằm lõm phía dưới
Tháp có bốn cửa, gồm một cửa chính và ba cửa còn lại là cửa giả. Trong lòng tháp có một Yoni (sinh thực khí nữ) bằng đá hình vuông, ở giữa còn một cái gờ hình tròn là chân đế cho một Linga (sinh thực khí nam).
Cấu trúc còn lại của tháp Phú Diên gồm phần móng tháp, đế tháp, chân tháp, thân tháp, diềm mái và lòng tháp. Mặt bằng lớp dưới cùng của tháp dài 8,22 mét, rộng 7,12 mét. Phần trang trí ở chân tháp có hình người, những viên gạch nung xen kẽ ngang dọc.
Dù trải qua hàng thế kỷ, đến nay ngôi tháp vẫn giữ được màu gạch đỏ hồng đẹp mắt. Các mẫu gạch đều xốp, có kích thước không đều. Theo nghiên cứu khoa học, gạch xây tháp làm bằng đất sét, chỉ nung ở nhiệt độ thấp dưới 800 - 900 độ C. Khi dựng tháp, người xưa đã ghép bằng kỹ thuật mài chập với nhớt cây ô dước và nước tạo sự kết dính. Tháp là công trình kiến trúc văn hóa Chămpa còn nguyên vẹn nhất kể từ khu vực bắc Hải Vân trở ra.
Ngày nay, trong phạm vi di tích, cơ quan chức năng đã tiến hành các biện pháp bảo vệ tháp cổ như xây dựng nhà che mưa nắng, khoanh vùng, dựng nhiều cột gỗ chống nghiêng đổ, xây đê bao, trồng cây xanh ngăn cát bay vùi lấp và chặn nước xói mòn.
Tháng 12/2001, tháp Chăm Phú Diên được công nhận là Di tích văn hóa lịch sử quốc gia. Từ đó, di tích trở thành điểm tham quan của du khách, người dân và cũng là địa chỉ nghiên cứu của giới khoa học.
TPO - Gần 20 nghề, làng nghề tiêu biểu ở 3 miền Bắc-Trung-Nam cùng 35 nghệ nhân, nghệ sĩ với nhiều sản phẩm sáng tạo, độc đáo đang tham gia triển lãm “Vẻ đẹp của làng nghề Việt”, chủ đề “Tinh hoa truyền thống truyền cảm hứng tương lai”.
TP - Thôn Yên Lạc, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc được xem là cái nôi của nghề thủ công chằm áo tơi nổi tiếng nhất ở Hà Tĩnh, nghề đã tồn tại khoảng 300 năm. Dù cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng với người dân nơi đây thì còn mưa, còn nắng, còn đồng ruộng, còn nông dân là còn chằm áo tơi.
TPO - Múa bát của người Tày và Lễ cấp sắc của người Dao Tiền ở huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
TP - Qua tìm hiểu trên sách, báo và internet, sơn nữ Ka Hân (người K’Ho) phát hiện hạt chuối rừng trên cao nguyên Di Linh, Lâm Đồng có thể chữa được sỏi thận. Với sự hỗ trợ của cô giáo dạy môn Sinh học, nữ sinh này đã lập dự án sản xuất trà túi lọc từ hạt chuối rừng, một sản phẩm vừa rẻ vừa dễ sử dụng.
TPO - Tấm thổ cẩm – người Tà Ôi gọi là “Zèng” đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, phong tục tập quán của người Tà Ôi. Zèng còn là vật đính ước của các cô gái với ý trung nhân hoặc để thể hiện lòng hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, với những người có công với bản làng.
TPO - Nhiều hộ người K’Ho, Dao ở xã Đạ K’Nàng đã tham gia chuỗi liên kết trồng chuối tiến vua, mạnh dạn tái canh cà phê nên thu nhập ngày càng cao. Mặc dù nằm ở vùng xa nhưng Đạ K’Nàng lại là xã đầu tiên của huyện nghèo Đam Rông (Lâm Đồng) thoát nghèo.
TPO - Theo Nghị quyết mới của HĐND tỉnh Đắk Lắk về Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, sẽ có 50 đội chiêng trong các buôn, làng của tỉnh được cấp chiêng; những đội văn nghệ tiêu biểu có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng sẽ được cấp trang phục.
TP - Đỉnh núi Cấm (ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) với độ cao 716 mét so với mực nước biển mấy chục năm qua, nơi đỉnh núi này có một ngôi chợ nhóm họp hằng ngày vào buổi sáng trên con đường chạy dài dưới chân chùa Vạn Linh.
TPO - Từ ngày 1 - 3/1/2022, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc "Chào năm mới 2022".
TPO - Về tỉ lệ ca sĩ, nghệ sĩ trên tổng số dân thì buôn làng người Lạch dưới chân núi Lang Biang đang dẫn đầu cả nước. Đây là nơi thu hút du khách đến tham quan, xem biểu diễn nghệ thuật hàng đầu Tây Nguyên.
TPO - Nghi thức "cúng vợt sợi bông" của đồng bào dân tộc Ba Na được tái hiện trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
TPO - Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp Trường Cao đẳng Luật miền Nam tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hoà giải ở cơ sở năm 2021 cho các đại biểu là Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang.