Điều đặc biệt bên trong ngôi nhà thờ Chămpa duy nhất xứ Huế
TPO - Ở Huế có ngôi nhà thờ họ độc đáo do con cháu dòng họ Chế, hậu duệ người Chămpa, phát tâm xây dựng. Bên trong nhà thờ “có một không hai” đất Cố đô này hiện còn lưu giữ những di vật Chămpa đặc biệt.
Năm 2019, con cháu dòng họ Chế thôn Vân Thê, xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy, tỉnh TT-Huế) phát tâm xây dựng một ngôi nhà thờ họ tộc để tri ân, tưởng nhớ, thờ phụng tổ tiên, tiền nhân.
Ngôi nhà thờ tọa lạc tại thôn Vân Thê, xã Thủy Thanh, với nét kiến trúc độc đáo "riêng có" so với những ngôi từ đường (nhà thờ họ) khác ở trên đất Huế hiện nay.
Theo ông Chế Công Đức, đại diện họ Chế tại làng Vân Thê, để xây dựng được ngôi nhà thờ họ độc đáo như hiện nay, con cháu trong dòng họ đã dày công lên ý tưởng, nghiên cứu và thống nhất về mặt kiến trúc đặc trưng văn hóa Chămpa.
Con cháu dòng họ Chế làng Vân Thê đã cất công đi đến nhiều nơi còn lưu giữ, bảo tồn kiến trúc văn hóa Chămpa ở Quảng Nam, Ninh Thuận, Bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng… để tìm hiểu, tham khảo. Từ đó, thống nhất xây dựng ngôi nhà thờ theo lối kiến trúc đặc biệt, mang nét đặc trưng của một dòng họ người Chămpa còn lại trên đất Huế.
Những nét kiến trúc đặc trưng văn hóa Chămpa.
Có một việc kỳ công không kém, khi chuẩn bị xây dựng ngôi nhà thờ Chăm, con cháu dòng họ Chế đã đặt mua các nguyên vật liệu “đặc biệt”, các phù điêu hoa văn, tượng trang trí, gạch không trét mạch... ở tận tỉnh Ninh Thuận.
Việc xây dựng nhà thờ Chăm tại Vân Thê là để thờ phụng ông bà, tổ tiên của dòng họ Chế làng Vân Thê nói riêng, họ Chế trên đất nước Việt Nam nói chung.
Bên trong nhà thờ “có một không hai” đất Cố đô này hiện còn lưu giữ những di vật Chămpa đặc biệt.
Cũng tại ngôi nhà thờ họ “đặc biệt”, con cháu họ Chế làng Vân Thê hiện vẫn lưu giữ những hiện vật Chămpa quý hiếm như: cặp voi thần Gadixi, 2 bức tượng ở trụ chính nhà thờ, cùng với một phiến đá cổ có khắc chữ viết mà người Chămpa xưa từng sử dụng.
Ở làng Vân Thê hiện còn lăng mộ và miếu thờ hai vị Khai canh và Thành hoàng của làng cùng là người Chămpa. Đó là các vị Chế Ba Na và Chế Văn Kiệt. Tại đây, họ Chế đứng đầu trong các họ khai canh làng xã. Trong đình làng Vân Thê (có từ thế kỷ 15) hiện thờ ông Chế Văn Kiệt - bổn thổ thành hoàng làng Vân Thê, cùng tám vị khai canh thuộc họ Chế, Nguyễn, Phan, Đỗ, Trần, Hoàng, Văn, Lê. Thứ tự này dựa theo sắc phong của vua Gia Long năm thứ 3.
TPO - Du lịch xanh gắn với du lịch cộng đồng được nhận định là sản phẩm cần hướng tới, nhằm hỗ trợ ngành du lịch của thủ phủ cà phê phục hồi, phát triển bền vững hơn trong bối cảnh mới.
TPO - Chương trình ý nghĩa này vừa diễn ra tại huyện miền núi Bắc Sơn do Tỉnh Đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh Lạng Sơn tổ chức, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên địa phương tham gia.
TPO - Ngày 8/6, Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai đã tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân tộc cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh năm 2022.
TPO - Tới miền Tây xứ Nghệ vào khoảng thời gian này, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hùng vĩ, ôm ấp bởi những làn mây trắng tinh khôi kì ảo đẹp tựa chốn thiên đường.
TPO - Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Phúc Lạc (xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) được đánh giá là công trình tượng Phật lớn nhất Bắc Trung Bộ.
TPO - Những ngày này, người dân trồng hành tăm ở xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch để phục vụ thị trường Tết. Mỗi sào trồng hành tăm mang về cho họ thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.
TPO - Nghi thức "cúng vợt sợi bông" của đồng bào dân tộc Ba Na được tái hiện trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
TPO - Những ngày nghỉ Tết Dương lịch, hàng nghìn du khách mỗi ngày đổ về ngắm hoa mai anh đào đang nhuộm đỏ thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, Kon Tum.
TPO - Mặc dù đang lưu giữ nhiều cổ vật quý hiếm nhưng đình làng Mông Phụ (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) lại không có ván bưng các mặt mà hoàn toàn để trống khiến nhiều du khách không khỏi tò mò.
TPO - Chùa Tam Chúc nằm ở vị trí vô cùng đắc địa, phía trước là hồ Lục Nhạc, phía sau là núi Thất Tinh. Chùa được xây bên một ngôi chùa cổ cùng tên, gắn với truyền thuyết 'Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh' huyền bí.