Về Huế thưởng lãm thư pháp độc đáo chốn Huyền Không
Nghệ thuật thư pháp đầy biến ảo có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trong không gian Huyền Không Sơn Thượng (Huế)
TPO - Huyền Không Sơn Thượng (TP Huế) là nơi dành cho những thư thái, chậm rãi của cuộc sống, là chốn Thiền, nơi để con người hòa vào thiên nhiên, thả hồn giữa huyền ảo hư không. Nơi đó, nhiều người đã bị mê hoặc bởi nghệ thuật thư pháp Thiền đầy biến ảo.
Huyền Không Sơn Thượng là cái tên không còn xa lạ với nhiều người khi nhắc đến xứ Huế. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng, một thắng cảnh độc đáo, mang nét Thiền khác biệt ở Cố đô.
Chùa tọa lạc tại vùng Chầm, phường Hương Hồ, TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế). Chùa theo hệ phái Phật giáo Nam tông, được Thượng tọa Giới Đức khai sơn năm 1989.
Ngôi sơn tự nằm ở lưng chừng núi, giữa khu rừng thông quanh năm xanh tươi, mát mẻ, với vẻ đẹp kỳ lạ, huyền ảo như ở chốn thần tiên.
Điểm đặc biệt của Huyền Không Sơn Thượng không chỉ là cảnh sắc núi non huyền ảo, hồ suối như tiên cảnh; với mỗi phiến đá, cành cây, ngọn cỏ, lá hoa đậm chất Thiền, mà còn có thêm sự khác biệt của một không gian thư pháp đầy biến ảo. Đó là một thứ thư pháp của những người sống Thiền, sống đạo.
Hàng loạt tuyệt tác thư pháp tại Huyền Không Sơn Thượng được tạo nên bởi Thượng tọa Giới Đức, với bút hiệu Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Những thi phẩm mừng Xuân được trình thảo độc đáo theo lối thư pháp trưng bày tại Huyền Không Sơn Thượng.
Cột đá ghi chữ thư pháp chỉ dẫn am Bồ Tát khổ hạnh
Những “chỉ dẫn địa lý, vị trí” trong khuôn viên chùa cũng thể hiện độc đáo, lạ mắt bằng hình thức thư pháp.
Bức tường bao quanh chính điện của ngôi chùa được thiết trí những bài kinh, bài kệ, thơ về triết lý nhân sinh, đạo lý ở đời, sống thiền, sống đạo... được thể hiện theo lối thư pháp.
Những câu đối thư pháp khắc ghi trên gỗ, đá.
Những tảng đá giữa vườn chùa cũng trở nên độc đáo bởi được khắc họa thư pháp.
Lời khuyên đầy ý tứ bằng thư pháp dành cho đại chúng, tín hữu, du khách về việc không được mang giày dép vào nội điện, hay như việc đừng xả rác giữa vườn Thiền...
Những bức tượng Phật ẩn hiện giữa cây cỏ thiên nhiên và ô cửa Thiền kỳ bí
Kiến trúc chùa giản dị, thanh thoát giữa chốn Thiền. Quần thể cỏ cây, hoa lá xanh tốt, khí hậu mát lành của Huyền Không Sơn Thượng - ngôi chùa thư pháp, ngôi chùa với nhiều cảnh đẹp huyền ảo.
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.
TPO - Ở lễ hội Gióng đền Sóc Sơn năm nay, dù ban tổ chức khẳng định thực hiện tán lộc cho du khách tại cung cấm Đền Thượng để tránh cảnh tranh cướp, người dân vẫn chen lấn kín lối đi để xin lộc hoa tre.
TPO - Ngôi nhà có kết cấu hoàn toàn bằng gỗ và có cấu trúc bên trong mô phỏng các thửa ruộng bậc thang tại địa phương. Giữa rừng tre xanh mướt, ngôi nhà nổi bật với màu vàng của gỗ linh sam.
TPO - Ngôi thánh đường dài 37m, rộng 14m với điểm cao nhất trên đỉnh tháp chuông là 28m, được xây dựng từ hàng vạn viên đá được lấy từ vùng núi Thanh Hóa.
Không phải tự nhiên mà các phượt thủ treckking lại ham mê những ngọn núi của Lai Châu. Bởi vì trong Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam do khách du lịch và phượt thủ đánh giá, trang viettrekking.vn chọn thì Lai Châu có đến 6 đỉnh núi hùng vĩ và thu hút du khách. Sau khi chinh phục, các tay treckking chuyên nghiệp đánh giá Lai Châu có 3 cái nhất: Nơi có đỉnh núi khó chinh phục nhất; có đỉnh núi đẹp nhất; có nhiều đỉnh núi để khám phá nhất.
TPO - Tới miền Tây xứ Nghệ vào khoảng thời gian này, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hùng vĩ, ôm ấp bởi những làn mây trắng tinh khôi kì ảo đẹp tựa chốn thiên đường.
TPO - Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Phúc Lạc (xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) được đánh giá là công trình tượng Phật lớn nhất Bắc Trung Bộ.
TPO - Những ngày này, người dân trồng hành tăm ở xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch để phục vụ thị trường Tết. Mỗi sào trồng hành tăm mang về cho họ thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.
TPO - Nghi thức "cúng vợt sợi bông" của đồng bào dân tộc Ba Na được tái hiện trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
TPO - Những ngày nghỉ Tết Dương lịch, hàng nghìn du khách mỗi ngày đổ về ngắm hoa mai anh đào đang nhuộm đỏ thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, Kon Tum.