TPO - Ở Huế có ngôi nhà thờ họ độc đáo do con cháu dòng họ Chế, hậu duệ người Chămpa, phát tâm xây dựng. Bên trong nhà thờ “có một không hai” đất Cố đô này hiện còn lưu giữ những di vật Chămpa đặc biệt.
TP - Là cậu ấm con quan lãnh binh, được ban phát nhiều đặc quyền song phẫn uất trước sự tàn ác của cha và chính quyền thực dân, cậu Hai Miên đã vứt bỏ chức tước trở về làm đại ca giang hồ, sống hào hiệp trượng nghĩa, bênh vực những người cô thế, trừng trị bọn ác bá cường hào khiến người Sài Gòn cảm phục thờ cậu như Thành Hoàng...
Cặp thạch khuyển cứ sừng sững như “đứng gác” ở đầu làng cùng những câu chuyện ly kỳ về nguồn gốc xung quanh khiến người dân địa phương luôn coi như là một linh vật có khả năng ngăn chặn tai ương, xua đuổi những điều xấu xa không cho xâm nhập vào làng.
Những ngày qua, người dân xã Thạch Môn, TP Hà Tĩnh, hết sức hoang mang, bức xúc, khi UBND xã này âm thầm bán đi miếu thờ Thành Hoàng làng có từ hàng trăm năm, với giá chỉ 9 triệu đồng.
Trong dân gian vẫn đang lưu truyền truyền thuyết về những kho báu của người xưa để lại. Tin vào đó, không ít người đã dốc cả sản nghiệp vào việc chinh phục các kho báu, nhưng kết cục chỉ là con số 0.
TPO - Sáng 11/2 (nhằm 12 tháng Giêng năm Giáp Ngọ 2014), lễ hội cầu ngư làng Thai Dương (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) khai mạc, thu hút hàng nghìn người dân, du khách.
TP - Bắc Kạn là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc có lễ hội Lồng tồng - lễ hội xuống đồng vui hội truyền thống dân gian tại các thôn bản vào mùa xuân.
TPO - Hàng năm cứ đến ngày 8 tháng Giêng, dân làng Thị Cấm (Xuân Phương - Từ Liêm - Hà Nội) lại háo hức đổ về đình làng xem hội “Chạy thi – Kéo lửa – Thổi cơm Thị Cấm” được lưu truyền từ đời vua Hùng Duệ Tông thứ 18 chống quân Thục xâm lược.
Trong lễ hội rước pháo Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) vào ngày 3/2 (mùng 4 Tết), có khoảng 300 thanh niên trai tráng dưới 50 tuổi được lựa chọn để thay nhau khênh 2 "ông pháo".
Chợ Giải mỗi năm chỉ họp một phiên vào sáng sớm mồng 2 tết nguyên đán tại sân đình thôn Hà Đới (xã Tiên Thanh Tiên Lãng, Hải Phòng) thu hút khá đông người dân vùng quê thuần nông tới mua bán cầu may.
TP - Người dân Leng Su Sìn thờ cúng anh như thành hoàng vì đã có công bài trừ thuốc phiện, dạy nghề trồng lúa nước. Ngày giỗ anh, mỗi gia đình đặt lên mộ anh một sản vật.
TP - Từ xẩm tối, đoàn rước của các xóm đã tề tựu khắp các ngả để chờ đến lượt nhập đình vào 20h. Nhiều quãng đường tắc nghẽn. Phường bát âm và nhóm múa lân giải trí cho dân tình trong lúc chờ đợi. Linh hồn của mỗi đám rước là một ông ỉ (hay ỉn) nguyên con sau mổ nằm oai vệ trên giá.