Hòa mình vào những giai điệu âm nhạc Ba Na, Chăm

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sân Thái Học của Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám thu hút đông du khách đến thưởng thức âm nhạc Chăm và Ba Na. Hoạt động do Hội đồng Anh phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức.

Chương trình Giới thiệu âm nhạc Chăm được tổ chức tại sân Thái Học, Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày 3/12. Sự kiện là hoạt động bên lề của hội thảo Di sản văn hóa sống và phát triển bền vững nhằm quảng bá những di sản phi vật thể đến với rộng rãi công chúng.

Đông đảo nghệ nhân và thành viên thuộc cộng đồng người Chăm hiện diện tại Văn Miếu. Họ đem đến hai nội dung chính gồm giới thiệu nhạc cụ truyền thống và trình diễn làn điệu dân ca mang đậm nét văn hóa Chămpa.

Hòa mình vào những giai điệu âm nhạc Ba Na, Chăm ảnh 1

Các nghệ nhân tái hiện lại những giai điệu quen thuộc của người Chăm.

Người Chăm sớm gắn kết với cư dân các quốc gia ở Đông Nam Á qua con đường thương mại, tôn giáo và giao lưu văn hóa. Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Ấn Độ, người Chăm đã “bản địa hóa” nhiều yếu tố để tạo thành bản sắc đặc trưng của người Chăm qua cách thức hành lễ và các tập quán tín ngưỡng trong đời sống hằng ngày.

Chính vì vậy, di sản văn hóa Chăm là sợi chỉ để kết nối với cộng đồng ASEAN trong giao lưu văn hóa và phát triển du lịch ở Việt Nam. Theo quan niệm của người Chăm, mọi vật thể đều có linh hồn, điều này giúp cho âm nhạc của người Chăm gắn kết với con người một cách sâu sắc hơn.

Nghệ nhân Đàm Đăng Nhiêm giới thiệu và trình diễn cho du khách các loại nhạc cụ dân tộc như đàn Kanhi, kèn Saranai, trống Paranưng…

Tại chương trình, du khách được thưởng thức hai khúc dân ca Thei maiTình làng gốm nổi tiếng của dân tộc Chăm. Dưới sự thể hiện của các nghệ nhân, hai ca khúc hiện lên với phong cách, giai điệu sôi động, vui tươi.

Hòa mình vào những giai điệu âm nhạc Ba Na, Chăm ảnh 2

Sự kiện thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham gia.

Hai tác phẩm này được sáng tác nhằm lan tỏa thông điệp, nâng cao ý thức bảo tồn loại hình Di sản văn hoá phi vật thể nghề làm gốm Bàu Trúc được UNESCO ghi danh vào đầu năm 2023.

Các nghệ nhân tham gia chương trình khẳng định, các giá trị của di sản văn hóa đã đến gần hơn với công chúng, từ đó kiến tạo cơ hội để di sản không những được bảo tồn mà còn được phát huy mạnh mẽ, mang đến nguồn thu mới, cải thiện sinh kế và đời sống người dân.

Ngoài lắng nghe các giai điệu độc đáo, người dân còn có cơ hội được trải nghiệm và trò chuyện cùng các nghệ nhân về loại hình nhạc cụ truyền thống của văn hóa Chăm.

Trước đó tại hội thảo sáng 1/12, bà Nikki Locke, Trưởng Ban Dự án Di sản văn hóa cho sự phát triển đồng đều của Hội đồng Anh toàn cầu cho rằng, cần có thêm sáng kiến để khuyến khích và thúc đẩy tinh thần tự nguyện hành động vì di sản văn hóa trong các cộng đồng. Việc thực hiện dự án nên ưu tiên tiếp cận nhóm người cao tuổi, trí thức trong các tộc người bởi họ là những người có sức ảnh hưởng lớn, đẩy mạnh truyền thông về vai trò quan trọng và năng lực của chính người dân địa phương trong việc bảo tồn di sản văn hóa vốn thuộc về chính họ.

Trong khuôn khổ hội thảo Di sản văn hóa sống và phát triển bền vững, sáng ngày 2/12, đông đảo du khách tham dự chương trình giới thiệu di sản âm nhạc Ba Na. Các loại nhạc cụ và văn hóa truyền thống của người Ba Na được giới thiệu như cồng chiêng, múa xoang.

Ngoài những nhạc cụ phổ biến, du khách còn được tìm hiểu các loại nhạc cụ gắn liền với đời sống và sinh hoạt của người Ba Na như đàn Ní, đàn K’ni, đàn Goong được làm bằng những vật liệu gần gũi có sẵn trong tự nhiên như gỗ, tre, bầu khô. Những nhạc cụ này tuy chế tác còn thô sơ, nhưng lại rất độc đáo về hình thức và âm thanh thể hiện. Vì thế mà âm nhạc dân gian của người Ba Na độc đáo, mang bản sắc riêng.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.