Thiền Lâm - ngôi chùa đẹp mang nét rất riêng trên đất Huế
Bảo tháp mang phong cách Miến Điện của chùa Thiền Lâm
TPO - Thiền Lâm là một trong 5 ngôi chùa đẹp và nổi tiếng linh thiêng ở xứ Huế. Chùa mang lối kiến trúc đậm chất Thái Lan và có ngọn bảo tháp 2 tầng theo phong cách Miến Điện.
Chùa Thiền Lâm tọa lạc ở đồi Quảng Tế (phường Thủy Xuân, TP Huế). Từ lâu, hễ đề cập đến chủ đề chùa Huế, Thiền Lâm là nơi không thể không nhắc tới. Chùa Thiền Lâm do Hòa thượng Hộ Nhẫn thành lập năm 1960.
Chùa Thiền Lâm do Hòa thượng Hộ Nhẫn thành lập năm 1960.
Chùa không chỉ là chốn tâm linh được nhiều người tìm đến chiêm bái, kính ngưỡng, mà còn là điểm check-in đầy ấn tượng bởi ngôi chùa mang lối kiến trúc đậm chất Thái Lan.
Thiền Lâm là một trong 5 ngôi chùa đẹp và nổi tiếng linh thiêng ở xứ Huế. Trong ảnh: Lối vào chùa
Chùa là một quần thể gồm nhiều công trình kiến trúc như tháp Phật, tháp mộ, nhà tăng chúng, tượng… Các kiến trúc đều được trang trí bằng phù điêu, hoa văn cực kỳ tinh xảo.
Chùa tạo sự thu hút bởi ngọn bảo tháp sơn trắng, phía trên là đỉnh vàng nổi bật, cao khoảng 15m. Tháp được thiết kế theo hình dạng chuông úp, 2 tầng, đỉnh nhọn. Tháp được mô phỏng theo kiểu chùa Sirimagala của Myanmar. Tầng trên thờ xá lợi Phật Thích Ca và thờ chư Thánh Tăng, tầng dưới là chánh điện nơi tăng chúng và Phật tử tu tập.
Bên trong chính điện của chùa. Ảnh: Internet
Trong không gian yên tĩnh, trong lành, du khách còn được chiêm ngưỡng kiến trúc khác lạ, đặc biệt trên mảnh đất xứ Huế mộng mơ.
Tại khuôn viên chùa còn có nhiều công trình kiến trúc đẹp khác như tượng Kỳ Lân một sừng, tượng Phật Thích Ca, các đỉnh tháp thiết đặt trên nhiều phiến đá theo phong cách chùa thuộc hệ phái Nam Tông (Thevarada).
Mang nét kiến trúc độc đáo, chùa hứa hẹn là nơi tham quan vô cùng thú vị của du khách thập phương khi đến với Huế.
Ngôi chùa mang nét kiến trúc riêng biệt, khác hẳn với các cổ tự ở Huế.
Điều gây ấn tượng khác khi đến tham quan không gian chùa, đó là lối kiến trúc đỉnh nhọn sơn màu vàng phổ biến tại các công trình nơi đây.
Bức tượng Đức Phật bằng đồng với dáng đứng trang nghiêm
Tôn tượng đức Phật bên trong chùa Thiền Lâm
Tượng Phật nằm thuộc khuôn viên chùa. Ngoài ra còn rất nhiều pho tượng, tượng trưng cho mỗi chặng đường trong cuộc đời của đức Phật.
Không giống như những ngôi chùa Phật giáo Bắc Tông ở xứ Huế, chùa không có cổng tam quan dẫn vào vườn thiền. Sắc vàng là màu chủ đạo của chùa Thiền Lâm. Đây là nét rất riêng đầy sức lôi cuốn chỉ có tại chùa Thiền Lâm. Tham quan, vãn cảnh chùa, tín hữu, du khách như lạc vào chốn bình an, thanh tịnh.
TPO - Lễ nhảy lửa (Nhìang chàng đao) là một phong tục mang đậm bản sắc văn hóa của người Dao đỏ, thể hiện sức mạnh và ước muốn chinh phục thiên nhiên, làm chủ cuộc sống. Đây là nét sinh hoạt tinh thần hết sức phong phú và độc đáo của dân tộc Dao đỏ.
TPO - Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.
TPO - Chiều 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
TPO - Ngôi thánh đường dài 37m, rộng 14m với điểm cao nhất trên đỉnh tháp chuông là 28m, được xây dựng từ hàng vạn viên đá được lấy từ vùng núi Thanh Hóa.
Không phải tự nhiên mà các phượt thủ treckking lại ham mê những ngọn núi của Lai Châu. Bởi vì trong Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam do khách du lịch và phượt thủ đánh giá, trang viettrekking.vn chọn thì Lai Châu có đến 6 đỉnh núi hùng vĩ và thu hút du khách. Sau khi chinh phục, các tay treckking chuyên nghiệp đánh giá Lai Châu có 3 cái nhất: Nơi có đỉnh núi khó chinh phục nhất; có đỉnh núi đẹp nhất; có nhiều đỉnh núi để khám phá nhất.
TPO - Tới miền Tây xứ Nghệ vào khoảng thời gian này, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hùng vĩ, ôm ấp bởi những làn mây trắng tinh khôi kì ảo đẹp tựa chốn thiên đường.
TPO - Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Phúc Lạc (xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) được đánh giá là công trình tượng Phật lớn nhất Bắc Trung Bộ.
TPO - Những ngày này, người dân trồng hành tăm ở xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch để phục vụ thị trường Tết. Mỗi sào trồng hành tăm mang về cho họ thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.
TPO - Nghi thức "cúng vợt sợi bông" của đồng bào dân tộc Ba Na được tái hiện trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
TPO - Những ngày nghỉ Tết Dương lịch, hàng nghìn du khách mỗi ngày đổ về ngắm hoa mai anh đào đang nhuộm đỏ thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, Kon Tum.