Khám phá di tích Quốc Tử giám triều Nguyễn còn vẹn nguyên ở cố đô Huế
TPO - Công trình Quốc Tử giám tại Huế là di tích trường đại học thời phong kiến còn tồn tại nguyên vẹn ở Việt Nam, mang giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa. Di tích đã được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới của UNESCO cùng hệ thống di tích Cung đình triều Nguyễn.
Theo các sử liệu, năm 1803, vua Gia Long xây dựng Đốc Học đường thuộc địa phận An Ninh Thượng, huyện Hương Trà, cách Kinh thành Huế chừng 5 km về phía Tây. Trường nằm cạnh Văn Miếu, mặt hướng ra sông Hương. Đây được xem là trường quốc học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn. Ảnh: Internet
Năm 1908, thời vua Duy Tân, Quốc Tử giám được di dời về nằm bên trong Kinh thành Huế, vị trí hiện nay tại số 1 đường 23/8 (phường Đông Ba, TP Huế).
So với kiến trúc cũ, Quốc Tử giám bên trong Kinh thành Huế được xây dựng mới thêm nhiều công trình phụ; trong đó, kiến trúc cũ của Di Luân đường (xây dựng năm 1821, thời vua Minh Mạng) được giữ nguyên. Hai bên là hai dãy phòng học vẫn như cũ và cư xá sinh viên; phía sau trường, ở giữa là tòa Tân Thơ viện, hai bên là nhà ở của quan Tế tửu, Tư nghiệp (hiệu trưởng, hiệu phó) và các viên chức khác của trường.
Trong số các công trình kiến trúc này, Di Luân đường, Tân Thơ viện và tòa nhà dành cho vị Tế tửu Quốc Tử giám ở là những công trình kiến trúc gỗ theo phong cách truyền thống có giá trị nghệ thuật cao (Tân Thơ viện, Di Luân đường đều có nguồn gốc từ các công trình kiến trúc của cung Bảo Định)…
Kiến trúc bên ngoài cùng kết cấu tinh xảo bên trong tòa nhà Quốc Tử giám ở Huế.
Năm 1945, sau khi triều đình nhà Nguyễn chấm dứt vai trò lịch sử của mình, Quốc Tử giám cũng không thay đổi kiến trúc kể từ đó đến nay.
Bia Thị học phía trước Quốc Tử giám triều Nguyễn.
Năm 2020, sau gần nửa thế kỷ được trưng dụng làm nơi trưng bày hiện vật của Bảo tàng Lịch sử tỉnh TT-Huế, các hiện vật ngoài trời như máy bay, xe tăng, pháo… được di dời ra khỏi khuôn viên Quốc Tử giám để đưa đến nơi trưng bày mới ở đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, TP Huế.
Cũng trong năm 2020, ông Phan Ngọc Thọ, lúc đó là Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế, từng chủ trì phiên họp bàn về phương án sử dụng di tích Quốc Tử giám sau khi di dời các hiện vật lịch sử ra khỏi di tích này. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế được giao tiếp quản di tích Quốc Tử giám từ Bảo tàng Lịch sử tỉnh để thực hiện công tác bảo tồn, tu bổ, phát huy giá trị.
Cũng từ đây, một ý tưởng mới để khai thác, sử dụng Quốc Tử giám vào mục đích tôn vinh, đề cao sự học cũng đã được đặt ra. Theo đó, tại đây sẽ hình thành một bảo tàng giáo dục khoa cử.
UBND tỉnh TT-Huế giao Sở GD-ĐT phối hợp Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Sở VH-TT tỉnh… có kế hoạch xây dựng “lễ đường giáo dục” tại di tích Quốc Tử giám; tạo thành nơi trang nghiêm để tổ chức các hoạt động khai giảng, trao học bổng, phát văn bằng… Ngoài ra, nơi đây cũng sẽ được kết hợp nhiều hoạt động trưng bày, quảng diễn phù hợp, đặc biệt là những chuyên đề độc đáo gắn liền với văn hóa cung đình; tổ chức nhiều hoạt động phụ trợ, biến không gian di tích thành một khu phức hợp bảo tàng - dịch vụ... (Trong ảnh là lễ tuyên dương “Học sinh danh dự toàn trường” lần đầu tiên tại TT-Huế).
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).
TPO - Làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) nổi tiếng với nghề tạc tượng gỗ truyền thần. Ngôi làng truyền thống này còn lưu giữ, thờ tượng Đức Linh Lang Đại Vương, pho tượng gỗ có thể đứng lên, ngồi xuống một cách nhẹ nhàng, khoan thai.
TPO - Sáng 2/2, tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ khai hội xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023. Đặc biệt, chương trình có rước mộc bản “Cư trần lạc đạo phú” là di sản tư liệu thế giới từ chùa Vĩnh Nghiêm lên Tây Yên Tử.
TPO - Ngôi thánh đường dài 37m, rộng 14m với điểm cao nhất trên đỉnh tháp chuông là 28m, được xây dựng từ hàng vạn viên đá được lấy từ vùng núi Thanh Hóa.
Không phải tự nhiên mà các phượt thủ treckking lại ham mê những ngọn núi của Lai Châu. Bởi vì trong Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam do khách du lịch và phượt thủ đánh giá, trang viettrekking.vn chọn thì Lai Châu có đến 6 đỉnh núi hùng vĩ và thu hút du khách. Sau khi chinh phục, các tay treckking chuyên nghiệp đánh giá Lai Châu có 3 cái nhất: Nơi có đỉnh núi khó chinh phục nhất; có đỉnh núi đẹp nhất; có nhiều đỉnh núi để khám phá nhất.
TPO - Tới miền Tây xứ Nghệ vào khoảng thời gian này, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hùng vĩ, ôm ấp bởi những làn mây trắng tinh khôi kì ảo đẹp tựa chốn thiên đường.
TPO - Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Phúc Lạc (xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) được đánh giá là công trình tượng Phật lớn nhất Bắc Trung Bộ.
TPO - Những ngày này, người dân trồng hành tăm ở xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch để phục vụ thị trường Tết. Mỗi sào trồng hành tăm mang về cho họ thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.
TPO - Nghi thức "cúng vợt sợi bông" của đồng bào dân tộc Ba Na được tái hiện trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
TPO - Những ngày nghỉ Tết Dương lịch, hàng nghìn du khách mỗi ngày đổ về ngắm hoa mai anh đào đang nhuộm đỏ thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, Kon Tum.