Có 29 kết quả :

Rực rỡ sắc đỏ hoa phượng xứ Huế

Rực rỡ sắc đỏ hoa phượng xứ Huế

TPO - Huế bước vào những ngày tháng 6 với rực rỡ sắc hoa phượng thắm đua nở trên nhiều nẻo đường, con phố, khu di tích, trường học, công sở; như để điểm tô thêm cho vẻ đẹp của vùng đất Cố đô và gợi lên trong nhiều người về hoài niệm của một thuở học trò đầy hoa mộng.
Đường Đoàn Thị Điểm và 3 tuyến đường khác bên trong Kinh thành Huế sẽ trở thành phố đêm.

Huế xây dựng phố đêm ‘không bia rượu’ quanh di tích Hoàng thành

TPO - Phố đêm quanh khu vực di tích Hoàng thành Huế dự kiến khai trương đầu năm 2022. Đây sẽ là không gian tái hiện về một Huế xưa để công chúng, du khách thưởng thức các loại hình diễn xướng, trải nghiệm trò chơi dân gian cùng sản phẩm các nghề truyền thống, thưởng thức đặc sản ẩm thực Huế... nhưng không có rượu bia.
Con đường Hoàng mai độc đáo xứ Huế.

Sững sờ trước ‘góc trời Hoàng mai’ rực rỡ trong kinh thành Huế

TPO - Đầu năm 2020, công viên bên trong Kinh thành Huế khu vực trước Đại nội trở thành vườn Hoàng mai (mai vàng Huế) bạt ngàn, với mong muốn biến nơi đây là điểm nhấn đậm sắc Xuân của đất Cố đô. Sau một năm, vườn Hoàng mai gần như đồng loạt kết nụ đơm hoa vàng rực rỡ cả một góc trời Kinh thành Huế.
Công trình cơ quan quân đội nằm sát bờ Kinh thành Huế.

Huế sẽ có thêm một cuộc di dời ‘lịch sử’ trong Kinh thành Huế

TPO - Theo Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Phan Ngọc Thọ, Bộ Quốc phòng đồng ý chuyển giao 42 ha đất thuộc Mang Cá nhỏ, Mang Cá lớn (bao gồm Trấn Bình Đài, Huế) về cho Di tích Huế. Nếu di dân dân sự ở khu vực Thượng Thành, Eo Bàu là lịch sử, thì việc quân đội giao lại 42 ha đất tại Kinh thành Huế là “lịch sử của lịch sử”.
Chiếc cổng nhỏ này từng là nơi dùng đặt đại bác phòng thủ thời nhà Nguyễn.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lên tiếng về 2 cổng thành vừa phát lộ

TPO - Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế, hai chiếc cổng cổ ở Đông thành Thủy quan gắn với Kinh thành Huế vừa xuất lộ rất có giá trị. Những vị trí gắn với “cổng phụ” này từng được ghi lại trong cuốn Đại Nam Nhất thống chí, đây chính là nơi dùng đặt đại bác phòng thủ thời nhà Nguyễn.
Những ngôi nhà treo trên Thượng thành như thế này sẽ không còn

Ðại di dân tại Kinh thành Huế: Những điều đặc biệt

TP - Trong lịch sử các cuộc giải tỏa đất đai, giải phóng mặt bằng, di dân tại xứ Huế xưa nay, đây là cuộc di dời dân quy mô lớn nhất, mang tầm quốc gia, với khung chính sách đặc biệt chưa từng có. Mục đích cuộc di dân này nhằm chấm dứt cảnh sống treo, sống bám, sống khổ của hàng vạn dân giữa vùng lõi di sản văn hóa mang tầm thế giới.
Những ngôi nhà di tích vùng 1 chờ sập nhưng nhiều người vẫn cố sống bên trong

Đại di dân tại Kinh thành Huế: Sống khổ giữa di tích

TP - Năm 2016, nhiều người bất ngờ khi tỉnh TT-Huế có chủ trương điều chỉnh khoanh vùng khu vực 1 bảo vệ di tích Kinh thành Huế. Không ít lời mỉa mai rằng, Huế di tích “xài không hết” nên xin điều chỉnh thu hẹp. Song, nếu ai tận thấy nỗi khổ sở của nhiều cư dân “vùng 1” có nhà cửa xuống cấp, không được sửa chữa trong khu vực di tích Huế, họ mới hiểu hết cái lý của sự điều chỉnh, mặc dù vẫn không hề đơn giản để làm ngay vì đó là vùng lõi di sản văn hóa thế giới.
Nhà ổ chuột bu bám trên Thượng thành Huế sẽ trở thành dĩ vãng từ sau

Đại di dân tại Kinh thành Huế: Nỗi niềm thành lũy

TP - Huế sắp bước vào cuộc đại di dân lịch sử ra khỏi Kinh thành vốn có lịch sử hình thành hơn 200 năm. Với hàng vạn nhân khẩu phải dời đến nơi ở mới. Đằng sau cuộc di dân “có một không hai” này là nỗi niềm, ký ức về cuộc sống treo, sống bám đằng đẵng gần nửa thế kỷ, là nguyện ước, cùng những chồng chất lo toan chuyện cơm áo tương lai trước ngày “pháo lệnh” di dân điểm hỏa.
Chiếc ngai vua đặt tại điện Thái Hòa nhìn từ chính diện và bên phải. Phía trên ngai là Bửu tán lộng lẫy. Nguồn: TTBTDT Cố đô Huế.

Di chuyển Ngai vàng triều Nguyễn để sửa điện Thái Hòa

TPO - Sáng 21/7, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cho biết, kể từ hôm nay, để bảo đảm an toàn cho hiện vật, tài sản và du khách khi tham quan điện Thái Hòa trong thời gian tu bổ cấp thiết Bửu tán và điện Thái Hòa, Trung tâm tạm thời di chuyển ngai vua triều Nguyễn về nơi an toàn và giới hạn khu vực tham quan tại ngôi điện cổ này.
Sẽ là di sản ký ức thế giới?

Sẽ là di sản ký ức thế giới?

TP - Hiện có khoảng 4.000 bài thơ lưu dấu trên các công trình kiến trúc cung đình triều Nguyễn - đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế định dạng văn tự Hán Nôm trên các ô hộc trang trí.