Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng hiện nay gồm 8 điểm di tích thành phần, phân bố trên địa bàn 3 thôn của xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội).
Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương ảnh 1

Ngày 9/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2383/QĐ-TTG về việc xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt đối với khu di tích Đền Phù Đổng. Trong ảnh: Đền Thượng (đền thờ Thánh Gióng). Theo truyền thuyết, đền có từ thời Hùng Vương và được dựng trên nền nhà cũ của mẹ Gióng. Đến thế kỷ XI, vua Lý Thái Tổ cho tu bổ đền.

Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương ảnh 2

Trước đền có thủy đình nằm trong hồ bán nguyệt. Đây là nơi hàng năm có tổ chức múa rối nước khi tổ chức lễ hội.

Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương ảnh 3

Thuỷ đình được dựng theo kiểu mái chồng từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII) với nhiều bức chạm tinh vi trên gỗ.

Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương ảnh 4

Đền Thượng nằm sát đê sông Đuống, được bố cục theo hình chữ "công" (工), quy mô rộng rãi.

Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương ảnh 5

Phía trước cổng ngũ môn (năm cửa) có đôi rồng đá được tạo tác vào đầu thế kỷ XIII dưới triều vua Lê Dụ Tông.

Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương ảnh 6
Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương ảnh 7

Phía sau có đôi nghê đá được cho là cũng được làm vào quãng thời gian trên.

Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương ảnh 8

Phương đình của đền là tòa nhà 2 tầng 8 mái

Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương ảnh 9

Nhà Tiền tế và Trung tế đều 5 gian.

Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương ảnh 10

Giếng cổ nằm ở khu vực sau đền Thượng

Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương ảnh 11
Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương ảnh 12

Trong khuôn viên đền còn thờ một “ông ngựa” được đúc bằng đồng.

Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương ảnh 13

Bên trái đền Thượng là chùa Kiến Sơ – nơi khởi nguồn dòng thiền Vô Ngôn Thông. Trong ảnh là khu vực trước tiền đường, có một chiếc khánh đá cổ.

Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương ảnh 14

Cách đó vài trăm mét là đền Hạ - nơi thờ mẹ Thánh Gióng (thánh Mẫu).

Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương ảnh 15
Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương ảnh 16

Phía tây đền Thượng là miếu Ban (thờ Thánh Mẫu)

Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương ảnh 17

Sau miếu là giếng Bát Nhũ trì (ao tám vú), giữa giếng nổi lên một gò đất con. Tương truyền Thánh Gióng được sinh hạ tại đây, sau đó được tắm trong một cái chậu đá.

Để tưởng nhớ công ơn của thánh Gióng, hàng năm tại xã Phù Đổng tổ chức lễ hội (mùng 7-9/tháng tư âm lịch). Nét đặc biệt và độc đáo nhất tại hội Gióng chính là diễn xướng bản anh hùng ca mô phỏng cuộc chiến đấu của đội quân Thánh Gióng với giặc Ân.

Ngày 16/11/2010, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Hội Gióng ở đền Phù Đổng là di sản văn hóa phi vật thể, đại diện của nhân loại.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

'Ba nhất' về các đỉnh núi Lai Châu

'Ba nhất' về các đỉnh núi Lai Châu

Không phải tự nhiên mà các phượt thủ treckking lại ham mê những ngọn núi của Lai Châu. Bởi vì trong Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam do khách du lịch và phượt thủ đánh giá, trang viettrekking.vn chọn thì Lai Châu có đến 6 đỉnh núi hùng vĩ và thu hút du khách. Sau khi chinh phục, các tay treckking chuyên nghiệp đánh giá Lai Châu có 3 cái nhất: Nơi có đỉnh núi khó chinh phục nhất; có đỉnh núi đẹp nhất; có nhiều đỉnh núi để khám phá nhất.