Không khí Giáng sinh tại nhà thờ Lớn, ngôi thánh đường 134 tuổi

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các tuyến phố dẫn vào Nhà thờ Lớn (Hà Nội) sẽ hạn chế tối đa người và phương tiện ra vào khu vực này trong ngày 24/12.

Không khí Giáng sinh tại Nhà thờ Lớn.

Những người dân được phép ra vào khu vực gồm: Người cư trú trong khu vực; người nhận được giấy mời từ phía nhà thờ lớn và lực lượng an ninh bảo vệ khu vực trong đêm Noel.

Năm nay, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhà thờ Lớn cũng đang trong thời gian sửa chữa nên quy mô các hoạt động lễ, hội trong ngày Giáng sinh sẽ được thu hẹp, phần lớn được tổ chức trực tuyến, chỉ một số ít khách mời và giáo dân được tham dự. Trước đó, vào ngày 7/10/2020, Tổng Giáo phận chính thức trùng tu Nhà thờ Lớn Hà Nội với kinh phí dự trù khoảng 6 tỷ đồng.

Dù vậy, ngay từ đầu tháng 12, tiểu cảnh trang trí đón Noel tại nhà thờ đã được trang hoàng lộng lẫy với hang đá và cây thông Noel. Do đó, địa điểm này vẫn thu hút hàng trăm lượt khách mỗi ngày đến tham quan, check-in.

Không khí Giáng sinh tại nhà thờ Lớn, ngôi thánh đường 134 tuổi ảnh 1

Hình ảnh hang đá trước mặt Nhà thờ Lớn. Ảnh: M.Đ

Không khí Giáng sinh tại nhà thờ Lớn, ngôi thánh đường 134 tuổi ảnh 2

Hình ảnh Đức Maria được in trên kính Nhà thờ Lớn.

Không khí Giáng sinh tại nhà thờ Lớn, ngôi thánh đường 134 tuổi ảnh 3

Hình ảnh Nhà thờ Lớn trước khi sửa chữa.

Nhà thờ Lớn Hà Nội, hay nhà thờ Chính tòa của Tổng Giáo phận Hà Nội được xây dựng vào thời Đức cha Puginier. Đây là một nhà thờ cổ kính, thường xuyên diễn ra các sinh hoạt Công giáo.

Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng theo kiến trúc Gô-tíc cổ Âu châu. Công trình được chia làm 3 phần: Hai bên là hai tháp chuông cao vút, ở giữa là khối thấp hơn, kết thúc bằng đỉnh tường hình tam giác với cây thánh giá tạo điểm nhấn.

Phần lớn các cửa ra vào và cửa sổ đều sử dụng hình thức vòm cuốn nhọn Gô-tíc điển hình. Trước nhà thờ có một quảng trường nhỏ với tượng Đức Mẹ làm tăng thêm giá trị cảnh quan.

Bên trong nhà thờ chia làm ba phần, sảnh đón tiếp phía trên có gác đàn (nơi dành cho ca đoàn), nơi giáo dân hành lễ và cung thánh - nơi cử hành thánh lễ. Những mái vòm bên trong nhà thờ uốn cong rộng, phía cung thánh được trang trí bằng những bức màn bằng gỗ được chạm trổ, thể hiện sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc chạm trổ trên gỗ quý của Việt Nam thời đó.

Không khí Giáng sinh tại nhà thờ Lớn, ngôi thánh đường 134 tuổi ảnh 4

Khu vực cung thánh Nhà thờ Lớn.

Không khí Giáng sinh tại nhà thờ Lớn, ngôi thánh đường 134 tuổi ảnh 5

Nhà thờ Lớn khi đang xây dựng.

Hằng năm, vào dịp Giáng sinh, Nhà thờ Lớn lại được trang hoàng rực rỡ và trở thành điểm đến, chốn hành hương của đông đảo tín đồ Công giáo cùng giới trẻ Hà thành. Nhiều người không theo đạo nhưng vẫn đến đây vào dịp Noel để tận hưởng không khí ấm áp và nghe những bản thánh ca trong một không gian rất Hà Nội.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

'Ba nhất' về các đỉnh núi Lai Châu

'Ba nhất' về các đỉnh núi Lai Châu

Không phải tự nhiên mà các phượt thủ treckking lại ham mê những ngọn núi của Lai Châu. Bởi vì trong Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam do khách du lịch và phượt thủ đánh giá, trang viettrekking.vn chọn thì Lai Châu có đến 6 đỉnh núi hùng vĩ và thu hút du khách. Sau khi chinh phục, các tay treckking chuyên nghiệp đánh giá Lai Châu có 3 cái nhất: Nơi có đỉnh núi khó chinh phục nhất; có đỉnh núi đẹp nhất; có nhiều đỉnh núi để khám phá nhất.