Ngay dưới thời Tây Sơn, năm 1801, người Quảng Đông đã dựng Hội quán. Sau đó hơn mười năm, cộng đồng Phúc Kiến cũng dựng Hội quán. Hai tòa hội quán là nơi thờ của bà Thiên Hậu, nơi tụ họp của người Hoa. Thời ấy, có 4 cộng đồng người Hoa ở Thăng Long, là Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và Hải Nam. Người Quảng Đông thành lập cộng đồng sớm và mạnh nhất, chiếm hầu hết phố Đường nhân, nên phố này còn gọi là Quảng Đông hay Việt Đông, nay là Hàng Ngang. Khu người Phúc Kiến ở cũng gọi là phố Phúc Kiến, nay là phố Lãn Ông. Hai cộng đồng này chiếm lĩnh hầu hết các gian phố giao thương ở khu vực lại mở rộng sang cả Hàng Buồm, Hàng Bạc. |
Tấm biển đá với những dòng lưu niệm đã mờ được gắn trước cổng Hội quán Quảng Đông tại 22 Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). |
Không gian tiền điện của Hội quán sau khi được phục dựng. |
“Theo những bước nghiên cứu dựa trên toàn bộ là bản đồ, Hội quán cũng biến đổi qua các quá trình thời gian khác nhau, từ một cấu trúc công trình theo không gian truyền thống của Việt Nam, rồi đến giai đoạn năm 1920-1930, toàn bộ những vật liệu được nhập từ Pháp về, kết cấu vòm cao ở giữa là kết cấu thép thì mới có thể có không gian lớn như hiện tại. Sau năm 1975, không gian Hội quán Quảng Đông được trưng dụng để làm trường mẫu giáo, về sau ít ai biết đến sự hiện diện của nó. Việc trùng tu trở nên khó khăn và chúng tôi phải tìm hiểu rất kỹ trước khi phục dựng", KTS Di sản Nguyễn Hoàng Phương, BQL Phố cổ Hà Nội chia sẻ. |
Hội quán Quảng Đông được trả về với đúng kiến trúc ban đầu của nó. Việc tôn tạo và phục dựng Hội quán Quảng Đông đã là một dấu ấn thành công trong nỗ lực bảo tồn di tích văn hóa và gìn giữ những dấu tích lịch sử có giá trị quan trọng của Hà Nội. |
Các bức phù điêu Hội quán Quảng Đông. |
Họa tiết tinh xảo trên đỉnh trần Hội quán. |
Khu vực thiên tĩnh của Hội quán. |
Khám thờ Hội quán Quảng Đông. |
Một số yếu tố kiến trúc ảnh hưởng phương Tây của Hội quán. |
Phù điêu mái với kiến trúc độc đáo. |
Những tấm bia đá khắc chữ tinh xảo. |
Những kỷ vật được trưng bày tại "Không gian ký ức 22 Hàng Buồm". |
Quảng Đông hội quán không chỉ là một giao lộ tiếp điểm đơn thuần giữa hai dòng văn hóa, mà còn là một ngã ba tiếp xúc giữa ba văn hóa Việt – Hoa – Pháp. |
Hình ảnh Hội quán Quảng Đông ở Thăng Long xưa. |