Đặc sắc kiến trúc lăng đá võ quan tại Bắc Giang

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Lăng đá họ Ngọ còn gọi là Linh Quang Từ được xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697) tại làng Thái Thọ, xã Thái Sơn (Hiệp Hòa, Bắc Giang). Đây là nơi lưu giữ thi hài Phương quận công Ngọ Công Quế, một võ quan nổi tiếng dưới triều vua Lê Hy Tông (1679 - 1705). Công trình được chạm khắc công phu, mang đậm dấu ấn điêu khắc thời Lê - Mạc, được bảo tồn gần như nguyên vẹn kể từ khi xây dựng.
Đặc sắc kiến trúc lăng đá võ quan tại Bắc Giang ảnh 1

Lăng đá có hình chữ nhật, chia làm hai lớp. Cửa lăng hướng về phía Nam, nơi có hồ nước trong xanh. Tương truyền, Quận công thuê thợ đánh đá và đục chạm ngay tại chỗ theo quy cách rồi mới chuyển về lăng. Một lần, khi xe chở voi đá, ngựa đá qua cửa đền Y Sơn gần đó, xe không đi được. Sau khi ông làm lễ và cúng vào đền đôi ngựa đá và voi đá, từ đó việc đánh đá xây lăng mới trôi chảy.

Đặc sắc kiến trúc lăng đá võ quan tại Bắc Giang ảnh 2

Bức tường bao quanh khu lăng mộ được xây bằng đá ong.

Đặc sắc kiến trúc lăng đá võ quan tại Bắc Giang ảnh 3

Cổng dẫn vào lăng xây kiểu vòm cuốn.

Đặc sắc kiến trúc lăng đá võ quan tại Bắc Giang ảnh 4

Qua cổng lăng, trên khu đất trước mộ phần, hai bên có hai dãy tượng người và linh vật bằng đá đứng chầu uy nghiêm. Các tượng đều được làm bằng đá muối.

Đặc sắc kiến trúc lăng đá võ quan tại Bắc Giang ảnh 5

Tượng voi được tạc trong tư thế voi phục

Đặc sắc kiến trúc lăng đá võ quan tại Bắc Giang ảnh 6

Đôi nghê đá được chạm trổ công phu, điển hình cho nghệ thuật kiến trúc điêu khắc trang trí thời Lê - Mạc.

Đặc sắc kiến trúc lăng đá võ quan tại Bắc Giang ảnh 7

Ngựa đá được chạm khắc với đầy đủ chi tiết của ngựa chiến.

Đặc sắc kiến trúc lăng đá võ quan tại Bắc Giang ảnh 8

Trước phần mộ là hương án dùng để tế lễ. Cạnh hương án có hai con nghê ngồi chầu.

Đặc sắc kiến trúc lăng đá võ quan tại Bắc Giang ảnh 9

Mộ phần Phương quận công Ngọ Công Quế.

Đặc sắc kiến trúc lăng đá võ quan tại Bắc Giang ảnh 10

Tường đá bao quanh mộ phần.

Đặc sắc kiến trúc lăng đá võ quan tại Bắc Giang ảnh 11
Bia đá trong khu lăng mộ khắc nội dung tóm lược công đức của tướng công Ngọ Công Quế đối với quê hương, đất nước. Năm 1964, lăng được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Theo các cơ quan quản lý văn hóa của Bắc Giang, lăng đá Phương quận công Ngọ Công Quế là lăng cổ được lưu giữ nguyên vẹn nhất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Phương quận công Ngọ Công Quế làm quan triều Lê, được vua Lê Hy Tông phong cho nhiều tước vị quan trọng như: Tổng Thái giám Bắc quân Đô đốc phủ, Phụ quốc Thượng tướng quân, Tả đô đốc Phương quận công. Với dân chúng, ông là vị Thành hoàng làng kính trọng, đức độ, lập được nhiều công trạng hiển hách. Thân sinh Phương quận công Ngọ Công Quế là cụ Ngọ Công Tuấn từng được phong chức hầu, là trấn thủ đất Thái Nguyên.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.