Về Lục Ngạn xem làm mỳ chũ ngon nức tiếng

Về Lục Ngạn xem làm mỳ chũ ngon nức tiếng
TPO - Sản phẩm mỳ chũ của huyện miền núi Lục Ngạn, Bắc Giang từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi. Thế nhưng, quy trình làm ra sợi mỳ mỏng manh, thơm ngon, dẻo dai đó thì không phải ai cũng biết.
Về Lục Ngạn xem làm mỳ chũ ngon nức tiếng ảnh 1

Như "ngọc càng mài càng sáng", sợi mỳ chũ cũng phải trải qua một quy trình khắt khe cùng đôi bàn tay khéo léo của người thợ làm mỳ. Mỳ chũ kén gạo. Ngoài gạo Bao Thai thơm ngon được cấy trên vùng đồi Lục Ngạn thì chỉ có những hạt gạo trắng trong, căng tròn của quê lúa Thái Bình mới được dùng làm nguyên liệu làm mỳ.

Về Lục Ngạn xem làm mỳ chũ ngon nức tiếng ảnh 2

Vài năm trở lại đây, thứ gạo Lứt đỏ cấy trên vùng đồi Điện Biên cũng là nguyên liệu quan trọng, cho ra sản phẩm mỳ gạo Lứt. Thứ mỳ này hợp với người muốn giảm béo hay bị tiểu đường ăn kiêng. Tuy khó làm hơn mỳ trắng thông thường, nhưng với đôi bàn tay khéo léo, sự kiên trì và nhẫn nại của người thợ, sản phẩm mỳ gạo Lứt hoàn thiện, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Về Lục Ngạn xem làm mỳ chũ ngon nức tiếng ảnh 3

Gạo được sàng lọc kỹ càng, vo sạch bụi bẩn, loại bỏ tạp chất rồi ngâm nước trong vòng 4 - 8 tiếng đồng hồ rồi mới được đem xay nhuyễn thành thứ bột sánh mịn.

Về Lục Ngạn xem làm mỳ chũ ngon nức tiếng ảnh 4
Tráng bánh là công đoạn hết sức công phu. Người có kinh nghiệm mới có thể tráng được những mẻ bánh có độ chín vừa đủ. Nhiệt thấp, bánh không chín, sẽ giòn, dễ gẫy, mỳ ăn sậm sật, nát vụn. Chín quá thì dễ bị rách, mỳ không đẹp. Trong ảnh là mẻ mỳ gạo pha với rau quả.
Về Lục Ngạn xem làm mỳ chũ ngon nức tiếng ảnh 5
Về Lục Ngạn xem làm mỳ chũ ngon nức tiếng ảnh 6
Về Lục Ngạn xem làm mỳ chũ ngon nức tiếng ảnh 7

Mỳ chũ ngon cũng bởi được phơi tự nhiên. Sợi mỳ như thu cả hương vị của cái nắng, cái gió núi đồi Lục Ngạn.

Về Lục Ngạn xem làm mỳ chũ ngon nức tiếng ảnh 8

Khâu thái mỳ hết sức quan trọng. Sợi mỳ có 3 loại: mỳ sợi to, sợi nhỏ và mỳ sợi vừa. Dù là mỳ sợi loại nào cũng đòi hỏi người thợ phải đưa đều tay mới thái được những sợi mỳ tăm tắp.

Về Lục Ngạn xem làm mỳ chũ ngon nức tiếng ảnh 9
Về Lục Ngạn xem làm mỳ chũ ngon nức tiếng ảnh 10

Bó mỳ đòi hỏi người thợ phải nhanh tay, khéo léo. Các bó mỳ phải được cuộn chặt, tròn, sợi không bị rối, trọng lượng tương đương nhau.

Về Lục Ngạn xem làm mỳ chũ ngon nức tiếng ảnh 11

Để đáp ứng nhu cầu thị trường, đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài mỳ trắng truyền thống, những người thợ làm mỳ còn khéo léo tạo ra các loại mỳ rau củ quả như: mỳ gấc, mỳ nghệ, mỳ đậu biếc... không chỉ đẹp, bắt mắt mà chất lượng cũng rất tuyệt hảo, được người tiêu dùng ưa thích.

Về Lục Ngạn xem làm mỳ chũ ngon nức tiếng ảnh 12

Người dân vùng Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang kể rằng: Từ xa xưa, một người Hoa kiều tên là Cả Tòng đến ngôi làng Thủ Dương ven bờ sông Lục làm ăn, sinh sống. Cứ năm hôm một lần, ông lại cùng vợ gánh những gánh mỳ trĩu nặng, qua đò sang sông bán ở chợ Chũ. Người dân quanh vùng mua mỳ của ông về ăn thấy ngon, truyền tai nhau mua ở chợ Chũ. Cứ như vậy, tên gọi mỳ Chũ trở nên thân quen, phản chiếu đời sống văn hóa và tâm hồn người dân Lục Ngạn lúc nào không hay.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TPO - Tại Tây Nguyên ghi nhận có trên 1.600 loại cây thuốc, riêng Đắk Nông có hơn 725 loài. Đắk Nông được xem là vùng đất tiềm năng để phát triển trồng một số cây dược liệu trên quy mô lớn. Nhiều loài cây dược liệu quý có nguy cơ tuyệt chủng, được ghi nhận phân bố ở dưới tán rừng tự nhiên thuộc khu vực các xã của huyện Đắk Glong.
Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

TPO - “Hành trình vi chất: Đi khắp nẻo đường - Cùng con vững bước” đã khép lại vào ngày 19/11 tại xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La với hơn 850 em nhỏ được thăm khám, phát thuốc và trao quà. Đây là chuyến đi có số lượng trẻ được thăm khám nhiều nhất và cũng để lại nhiều trăn trở nhất cho đoàn thiện nguyện.
Yến tại gian hàng giới thiệu sản phẩm tại sự kiện Techfest 2023. Ảnh: Hoài Văn

Cô gái Mã Châu hồi sinh làng lụa 600 năm

TP - Ðêm trước khi ra thành phố để nhận công việc tại một ngân hàng, Yến chuyện trò cùng ba. Những lời gan ruột, khắc khoải, của nghệ nhân cố bám trụ, giữ nghề khiến cô con gái động lòng, quyết tâm ở lại để vực dậy danh thơm tơ lụa Mã Châu.
Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

TPO - Đình Lạc Giao (phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) được coi là ngôi đình đầu tiên của người Việt trên mảnh đất Tây Nguyên. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đình Lạc Giao còn có giá trị về mặt tâm linh, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tham quan của du khách.