Về Bắc Giang ngắm 'thần mộc' được vua phong

TPO - Vào thế kỉ thứ XVIII, trong một lần về đất Tiên Lục (Lạng Giang, Bắc Giang), vua Lê Cảnh Hưng ghé thăm cây dã hương và phong cho cây là "Quốc chúa đô mộc Dã đại vương"-Cây dã hương lớn nhất nước.
Về Bắc Giang ngắm 'thần mộc' được vua phong ảnh 1

Cây dã hương nghìn năm tuổi ở Tiên Lục, Bắc Giang là cây thuộc họ long não, là loại cây quý hiếm, có thể sống hàng nghìn năm. Năm 1938, cây được trường Viễn Đông Bác Cổ xếp vào loại cây cổ hiếm có xứ Bắc Kỳ. Cây còn được ghi trong cuốn Bách khoa toàn thư của Pháp là một trong những cây lâu đời nhất thế giới.

Về Bắc Giang ngắm 'thần mộc' được vua phong ảnh 2

Nhựa cây có chứa tinh dầu rất thơm. Hoa dã hương có màu vàng nhạt, hương thơm, thường nở vào những tháng cuối mùa xuân. "Dã hương" được hiểu là hương thơm dân dã. Mùi thơm của cây tỏa ra từ nhựa cây và hoa của cây. Mùi thơm nhẹ nhàng và lan tỏa ra rất xa nên người dân nơi đây quen gọi là cây Dã hương. Trong ảnh là ông Nguyễn Viết Nên, người trực tiếp trông coi, chăm sóc cây dã hương. Ông cho biết, những lá khô của cây rụng xuống cũng có mùi thơm, có người thường nhờ ông thu gom về để làm nguyên liệu sản xuất hương.

Về Bắc Giang ngắm 'thần mộc' được vua phong ảnh 3

Theo ước lượng, gốc cây Dã Hương to đến 8 người ôm, còn theo những người làm công tác nghiên cứu vòng đo điểm to nhất của thân cây là 11m, chỗ nhỏ nhất là 8,3m, cây cao khoảng 36m, có đường kính trên 2,5m. Lớp vỏ cây trung bình dày 15cm.

Về Bắc Giang ngắm 'thần mộc' được vua phong ảnh 4

Thân cây to lớn, xù xì, nhiều người ôm không xuể, tán xòe rộng. Đặc biệt, cổ thụ kết hợp với hình ảnh ngôi đình Viễn Sơn tạo nên khung cảnh mang đậm bản sắc làng quê Bắc Bộ.

Về Bắc Giang ngắm 'thần mộc' được vua phong ảnh 5
Về Bắc Giang ngắm 'thần mộc' được vua phong ảnh 6
Trước đây, dưới tán cây cổ thụ là nơi sinh hoạt văn hóa, nơi giao lưu hội hè. Ảnh tại nhà lưu niệm đình Viễn Sơn.
Về Bắc Giang ngắm 'thần mộc' được vua phong ảnh 7

Cây không chỉ là nét đẹp của cảnh quan môi trường, cảnh quan thiên nhiên mà còn là nét đẹp văn hóa, biểu tượng rất đỗi mộc mạc, thân thiết, linh thiêng trong không gian văn hóa Việt. Cây Dã Hương được người dân trong xã gọi là “cây Dã ngàn năm”, nó đã sống ở đây được gần một thiên niên kỷ, cũng từng trải qua bao thăng trầm của lịch sử Việt Nam nên mọi người luôn coi cây như một linh vật phù hộ cho làng.

Về Bắc Giang ngắm 'thần mộc' được vua phong ảnh 8

Hiện nay, các cành lớn của cây đều được làm cột chống.

Về Bắc Giang ngắm 'thần mộc' được vua phong ảnh 9

Mặc dù được các cấp chính quyền địa phương, các nhà khoa học ra sức chăm sóc, bảo vệ, nhưng trước sự tàn phá của thời gian, cây dã hương ngày càng có nhiều cành khô gãy. Trong ảnh là cành chính của thân cây đã bị khô gãy rất nhiều, du khách đến thăm không tránh được cảm giác xót xa. Khách đến thăm đều mong cây trường tồn, là điểm đến thăm quan thú vị của du khách gần xa.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

'Ba nhất' về các đỉnh núi Lai Châu

'Ba nhất' về các đỉnh núi Lai Châu

Không phải tự nhiên mà các phượt thủ treckking lại ham mê những ngọn núi của Lai Châu. Bởi vì trong Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam do khách du lịch và phượt thủ đánh giá, trang viettrekking.vn chọn thì Lai Châu có đến 6 đỉnh núi hùng vĩ và thu hút du khách. Sau khi chinh phục, các tay treckking chuyên nghiệp đánh giá Lai Châu có 3 cái nhất: Nơi có đỉnh núi khó chinh phục nhất; có đỉnh núi đẹp nhất; có nhiều đỉnh núi để khám phá nhất.