TPO - Hương án đá hoa sen là bảo vật quý hiếm của quốc gia hiện đang lưu giữ tại chùa Khám Lạng (huyện Lục Nam, Bắc Giang).
Chùa Khám Lạng tại huyện Lục Nam, Bắc Giang là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Lý - Trần. Chùa nằm trong hệ thống các di tích cổ bên sườn Tây Yên Tử thuộc thiền phái Trúc Lâm do Phật Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập. Ngôi chùa hiện còn lưu giữ được nhiều giá trị lịch sử văn hóa và giá trị kiến trúc nghệ thuật, tiêu biểu là chiếc hương án đá hoa sen có từ thời Lê sơ. Đây là một thời đại huy hoàng, nổi tiếng là thời kỳ “vua sáng tôi hiền” trong lịch sử dân tộc. Trải qua gần 600 năm, cổ vật vẫn được giữ gần như nguyên vẹn.
Hương án đá hoa sen là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá độc đáo, được tạo thành từ nhiều khối đá xanh ghép lại thành một khối lớn hình chữ nhật có kích thước dài 3,12m, rộng 1,4m, cao 1,2m, được chia thành ba phần chính là mặt, thân và chân đế.
Nhìn tổng thể, hương án như một tòa sen lớn. Xung quanh bề mặt được chạm khắc nhiều hình cánh sen lớn đan chéo nhau, trên mỗi cánh sen lại được khắc hình mây mềm mại. Thân và đế hương án được chạm khắc nhiều hoa văn như rồng, hoa cúc, hoa văn sóng nước ... Tất cả đều thể hiện sự khéo léo, tinh tế của người nghệ nhân.
Phần giữa thân hương án, hai mặt chính trước sau có tạc sáu con rồng. Dù được tạo tác thời Lê Sơ nhưng hình ảnh rồng trong hương án vẫn mang đậm tinh hoa hoa văn điêu khắc thời Lý - Trần. Nếu hình hoa sen, hoa cúc biểu hiện tư tưởng phật giáo thì hình ảnh rồng quanh thân hương án trong tư thế thư thái, lạc quan thể hiện sức mạnh vương quyền. Đồng thời, nghệ nhân chạm khắc cũng gửi gắm hậu thế thông điệp về một đất nước yên bình, hưng thịnh.
Cận cảnh một số chi tiết điêu khắc của hương án
Ở một góc của hương án có khắc dòng chữ Hán "Thuận thiên ngũ niên, Nhâm tý niên .... ". Qua dòng chữ này, xác định được hương án được tạo ra từ năm Nhâm tý 1432, niên hiệu Thuận Thiên thứ 5 thời vua Lê Thái Tổ. Người tạo hương án và cung tiến vào chùa là ông Lưu Khụ, vợ là Đỗ Xú người Khám Lạng.
Với giá trị lịch sử văn hóa, giá trị mỹ thuật và tính độc đáo quý hiếm, hương án đá hoa sen chùa Khám Lạng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia tại Quyết định số 2382/QĐ -TTg ngày 25/12/2015.
Di tích lịch sử chùa Khám Lạng hội tụ giá trị lịch sử, nhân văn vô cùng quý giá, là tiềm năng du lịch cần được phát huy, khai thác thật tốt để phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Trong ảnh là khung cảnh thanh tịnh ở chùa Khám Lạng - nơi lưu giữ bảo vật quốc gia
TP - Hiện chỉ còn hai người nói được, tiếng N|uu không chỉ là một trong những ví dụ tiêu biểu về sự đa dạng văn hóa của nhân loại, mà còn là đường liên kết giữa chúng ta và loài người sơ khai.
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.
TPO - Ngôi thánh đường dài 37m, rộng 14m với điểm cao nhất trên đỉnh tháp chuông là 28m, được xây dựng từ hàng vạn viên đá được lấy từ vùng núi Thanh Hóa.
Không phải tự nhiên mà các phượt thủ treckking lại ham mê những ngọn núi của Lai Châu. Bởi vì trong Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam do khách du lịch và phượt thủ đánh giá, trang viettrekking.vn chọn thì Lai Châu có đến 6 đỉnh núi hùng vĩ và thu hút du khách. Sau khi chinh phục, các tay treckking chuyên nghiệp đánh giá Lai Châu có 3 cái nhất: Nơi có đỉnh núi khó chinh phục nhất; có đỉnh núi đẹp nhất; có nhiều đỉnh núi để khám phá nhất.
TPO - Tới miền Tây xứ Nghệ vào khoảng thời gian này, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hùng vĩ, ôm ấp bởi những làn mây trắng tinh khôi kì ảo đẹp tựa chốn thiên đường.
TPO - Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Phúc Lạc (xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) được đánh giá là công trình tượng Phật lớn nhất Bắc Trung Bộ.
TPO - Những ngày này, người dân trồng hành tăm ở xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch để phục vụ thị trường Tết. Mỗi sào trồng hành tăm mang về cho họ thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.
TPO - Nghi thức "cúng vợt sợi bông" của đồng bào dân tộc Ba Na được tái hiện trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
TPO - Những ngày nghỉ Tết Dương lịch, hàng nghìn du khách mỗi ngày đổ về ngắm hoa mai anh đào đang nhuộm đỏ thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, Kon Tum.