Năm 2012, kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được UNESCO công nhận là Di sản Ký ức thế giới khu vực Châu Á, Thái Bình Dương
TPO - Chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Trí Yên, huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) lưu giữ kho mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản Ký ức thế giới khu vực Châu Á, Thái Bình Dương.
Theo từ điển “Phật học Việt Nam”, chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng thời Lý Thái Tổ (1010 - 1028), có tên gọi là chùa Chúc Thánh. Đến triều vua Trần Nhân Tông (1279 - 1308), ngôi chùa được mở mang, xây dựng khang trang, đổi tên thành Vĩnh Nghiêm tự và trở thành trung tâm Phật giáo lớn của Đại Việt.
Chùa Vĩnh Nghiêm thờ Phật và ba vị Trúc Lâm tam tổ là Phật Hoàng Trần Nhân Tông, thiền sư Pháp Loa và thiền sư Huyền Quang. Chùa Vĩnh Nghiêm được coi là chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm, trường đại học Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam.
Hiện nay, trong chùa Vĩnh Nghiêm còn lưu giữ được kho mộc bản vô giá mang nhiều nội dung từ kinh phật, sách văn học, nghiên cứu, tấu sớ, văn bia, lịch sử, danh nhân...
Kho mộc bản trong chùa Vĩnh Nghiêm được giữ gìn cẩn thận
Kho mộc bản trong chùa Vĩnh Nghiêm có 3.050 mộc bản với 9 đầu sách lớn thuộc hai loại kinh, sách chính: Loại kinh sách có nguồn gốc từ Trung Hoa, Ấn Độ được các Phật tổ thiền phái Trúc Lâm kế truyền, chú dẫn theo tư tưởng Việt Nam và loại kinh sách của các Tổ sư thiền phái Trúc Lâm sáng tác truyền lại.
Một số loại kinh, sách chính trong kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm như: Kinh Phật có hai bộ là Đại phương quảng Phật Hoa nghiêm kinh (cả phần kinh và phần chú giải) và A Di Đà kinh. Đây là 2 bộ kinh chủ yếu dùng trong Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Về luật giới Phật có Đại thừa chỉ quán, Tỳ khâu ni giới, Sa di ni giới kinh. Ba quyển này là giới luật tu và thiền cho các tăng ni của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Kho mộc bản trong chùa Vĩnh Nghiêm được các nhà sư giữ gìn cẩn trọng
Các mộc bản trong chùa Vĩnh Nghiêm đều được khắc trên vật liệu là gỗ thị. Loại gỗ này được khai thác chủ yếu trong vườn chùa.
Chữ trên các mộc bản trong chùa Vĩnh Nghiêm đều được dùng bằng chữ Hán và Nôm. Chữ khắc ngược (âm bản) để khi in ra giấy sẽ trở thành chữ xuôi.
Năm 2012, kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được UNESCO công nhận là Di sản Ký ức thế giới khu vực Châu Á, Thái Bình Dương
Năm 1964, chùa Vĩnh Nghiêm được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Năm 2014, lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được Nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Năm 2016, Ban trị sự giáo hội phật giáo tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ khởi công và phát mộc công trình nhà lưu giữ và trưng bày mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm. Công trình hoàn thành trong khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm, nằm cạnh Tam Bảo, với tổng diện tích hơn 330m2.
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).
TPO - Làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) nổi tiếng với nghề tạc tượng gỗ truyền thần. Ngôi làng truyền thống này còn lưu giữ, thờ tượng Đức Linh Lang Đại Vương, pho tượng gỗ có thể đứng lên, ngồi xuống một cách nhẹ nhàng, khoan thai.
TPO - Sáng 2/2, tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ khai hội xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023. Đặc biệt, chương trình có rước mộc bản “Cư trần lạc đạo phú” là di sản tư liệu thế giới từ chùa Vĩnh Nghiêm lên Tây Yên Tử.
TPO - Sáng 26/12, phái đoàn Trung ương Liên minh Phật giáo Lào do Trưởng lão Hòa thượng Maha Bounma Simmaphom, Chủ tịch Trung ương Liên minh Phật giáo Lào làm trưởng đoàn, đã đến Việt Nam Quốc tự (TPHCM) vấn an Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).
TPO - Ngày 17/12, ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông dẫn đầu Đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Ban Mê Thuột (Đắk Lắk) nhân dịp Lễ Giáng sinh.
TPO - Nhân dịp đón xuân mới, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Lạng Sơn vừa phối hợp với nhóm Phật tử thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn tổ chức Lễ ra mắt điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cho nhóm Phật tử thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng.
TP - Hàng chục năm qua, Thượng tọa Thích Thiện Hạnh, Trụ trì chùa Vinh Phúc ở thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) miệt mài gieo mầm thiện đến nhiều phật tử, nhằm chia sẻ gánh nặng cho xã hội trên tinh thần từ bi, trí tuệ của đạo Phật.
TPO - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến cùng Đoàn công tác đã đến thăm, chúc mừng Giáng sinh tại Tòa Giám mục tỉnh Kon Tum.
TPO - Sáng 28/11, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027 đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội với sự tham dự của 1.091 đại biểu. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại đại hội.
TPO - Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Thông tin Truyền thông - cho biết Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX sẽ suy tôn Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.