400 đại biểu dự Đại hội toàn quốc Người Công giáo Việt Nam

TPO - Đại hội sẽ triệu tập khoảng 400 đại biểu chính thức là những linh mục, tu sĩ và giáo dân đại diện cho đồng bào Công giáo cả nước.

Sáng 4/10, Ban Thường trực Đoàn Chủ tịch Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tổ chức họp báo, giới thiệu về Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần VIII (nhiệm kỳ 2023 - 2028).

Thông tin tại buổi họp báo, Giuse Vũ Thành Nam - Chánh Văn phòng Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Người Công giáo Việt Nam, cho biết: Đại hội lần này sẽ diễn ra trong hai ngày 11 và 12/10, tại Thủ đô Hà Nội.

400 đại biểu dự Đại hội toàn quốc Người Công giáo Việt Nam ảnh 1
Linh mục Trần Xuân Mạnh chủ trì cuộc họp báo. Ảnh: QĐND

Về thành phần, Đại hội sẽ triệu tập khoảng 400 đại biểu chính thức là những linh mục, tu sĩ và giáo dân đại diện cho đồng bào Công giáo cả nước.

Đại hội có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018-2023; đồng thời tìm ra nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm.

Cùng với đó, Đại hội sẽ xây dựng phương hướng, nhiệm vụ cho phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo giai đoạn 2023-2028; tiếp tục xây dựng, phát triển tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường sự gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.

Đại hội cũng biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong nhiệm kỳ qua; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước sống “tốt đời, đẹp đạo” mà trọng tâm là thực hiện các nội dung phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời, đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động.

Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam cũng sẽ hiệp thương cử các vị linh mục, nữ tu và giáo dân có đủ năng lực, uy tín, điều kiện để tham gia Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam nhiệm kỳ VIII (2023-2028).

Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam cho biết, phong trào thi đua yêu nước sống tốt đời đẹp đạo của đồng bào Công giáo đã phát triển rộng khắp, có thể nói ở đâu có đồng bào Công giáo ở đó có phong trào thi đua yêu nước. Hoạt động của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam các cấp ngày càng đi vào nề nếp, có chương trình, kế hoạch cụ thể, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

Cùng với đó, các Ủy viên Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam các cấp phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong các phong trào thi đua yêu nước, thể hiện rõ tính tiêu biểu và thiết thực trong quá trình tham gia vào Ủy ban. Nhờ đó vai trò, vị trí của tổ chức Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam trong xã hội và khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được khẳng định.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

TPO - Tối 27/9, Tỉnh đoàn – Hội LHTN Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, Ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp và Câu lạc bộ Thanh niên Phật giáo thành phố Sa Đéc tổ chức chương trình “Vui Trung thu đón Trăng rằm” tại chùa Phước Hưng (thành phố Sa Đéc) cho gần 600 thiếu nhi, đoàn viên, thanh niên và người dân.
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các tôn giáo khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các tôn giáo khu vực miền Trung và Tây Nguyên

TPO - Thời gian qua, các tôn giáo đã xây dựng hàng nghìn mô hình, triển khai nhiều hoạt động đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo được sự chuyển biến về nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi, thói quen của nhiều chức sắc, chức việc, nhà tu hành, đồng bào các tôn giáo và người dân ở cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.