Vì sao khi làm lễ cấp sắc, thầy cúng người Dao mặc quần áo phụ nữ?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - TS. Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng lý giải điểm đặc biệt ở lễ cấp sắc của người Dao: khi làm lễ, thầy cúng thường mặc thêm áo hoặc quần phụ nữ.

Lễ cấp sắc của người Dao ở các mỗi tỉnh có nét đặc sắc riêng, tuy nhiên đều thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc Dao, mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống, giúp con người nhận thức đúng đắn về nhân cách, đạo đức và trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng.

“Tôi rất ngạc nhiên khi dự lễ cấp sắc người Dao, thầy cúng đều khoác thêm áo hoặc quần phụ nữ. Thậm chí người Dao đỏ còn vấn thêm một đoạn khăn phụ nữ. Hỏi các thầy cúng, thầy đề kể sự tích ngày xưa thầy cúng người Dao là phụ nữ. Khi đang làm lễ bỗng nhiên hành kinh, kinh nguyệt chảy ra ngay đàn lễ. Vì vậy sau này dân làng phải chọn nam giới làm thầy”, TS. Trần Hữu Sơn nói với Tiền Phong.

Nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn phân tích, sự tích như vậy cho thấy, xã hội người Dao xưa là xã hội mẫu quyền, phụ nữ nắm mọi quyền hành kể cả tôn giáo. Phụ nữ là thầy cúng chứ không phải nam giới. Sau này nam giới nắm quyền làm thầy cúng, do đó nam giới phải mặc trang phục nữ.

Vì sao khi làm lễ cấp sắc, thầy cúng người Dao mặc quần áo phụ nữ? ảnh 1

Nét đẹp văn hóa trong nghi lễ cấp sắc của người Dao. Ảnh: Trần Hữu Sơn

Lễ cấp sắc người Dao như một vở kịch trình diễn (có nhiều cảnh khác nhau), tổng hợp nhiều nghệ thuật diễn xướng dân gian. Tính biểu tượng của lễ cấp sắc thể hiện ở loại văn bản đặc biệt dày đặc những ký hiệu và biểu tượng. TS. Trần Hữu Sơn kể, ông dự lễ cấp sắc của người Dao Tuyển (Làn Tẻn), Dao đỏ, Dao Họ đến 4-5 lần nhưng chưa thật hiểu thấu đáo.

Ở nước ta về sách chuyên khảo mới có cuốn của tác giả Phan Ngọc Khuê (2008), Bàn Tuấn Năng (2017). Còn lại chỉ là một vài mục trong sách dân tộc chí của người Dao. Kể cả khi nhìn sang Trung Quốc - một đất nước có đông người Dao nhất và cũng có nền nghiên cứu Dao học hùng mạnh nhất (gần 3.000 người) - nhưng theo thống kê đến năm 2015 mới có 34 bài nghiên cứu, 1 luận án tiến sĩ viết về lễ cấp sắc. Riêng sách chuyên khảo chưa có công trình nào.

Vì sao khi làm lễ cấp sắc, thầy cúng người Dao mặc quần áo phụ nữ? ảnh 2

Trang phục của thầy cúng thể hiện lịch sử của xã hội mẫu hệ xưa kia của người Dao.

“Nghiên cứu lễ cấp sắc người Dao chắc có lẽ phải nghiên cứu kỹ về đạo giáo. Đây là ngọn núi cao với nhiều người. Còn vấn đề quan trọng khác ở chỗ phải được trang bị kiến thức văn hoá Dao và các lý thuyết ký hiệu - biểu tượng. Vì mỗi một động tác trong nghi lễ, mỗi một màu sắc trang phục đều có mã văn hoá. Lễ cấp sắc là nghệ thuật tổng hợp có tính chỉnh thể cao. Mỗi nghi lễ đều diễn ra trong không gian thiêng được trang trí dày đặc các ký hiệu. Nghi lễ hoà với âm nhạc, múa, đọc thơ, văn cúng...”, nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn nêu.

Lễ cấp sắc là nghi lễ đặc sắc của dân tộc Dao ở Tây Bắc. Chàng trai sau khi thụ lễ được xem như người đàn ông trưởng thành hoàn toàn về thể chất, tâm linh. Lễ thường được tổ chức vào những ngày cuối năm, hoặc đầu năm mới. Người cấp sắc trước khi hành lễ phải kiêng nói tục, chửi bậy, kiêng quan hệ vợ chồng hoặc không được để ý đến phụ nữ.

Nghi lễ cấp sắc của người Dao có nhiều bậc. Bậc đầu tiên là cấp 3 đèn, bậc 2 được cấp 7 đèn và bậc cuối cùng 12 đèn. Người được cấp sắc cũng phải nghiên cứu và hiểu hết các nghi lễ quy định trong các bản sắc. Trong gia đình việc cấp sắc được thực hiện theo tôn ti trật tự, từ cha đến con, anh đến em. Gia chủ phải làm cơm cúng báo cáo tổ tiên về việc chuẩn bị thực hành lễ cấp sắc, nuôi một cặp lợn đực - cái, chuẩn bị gà, rượu cho việc cúng bái. Người được cấp sắc được ban đạo sắc với 10 điều cấm, 10 điều nguyện.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Các đại biểu dự khai mạc lớp tập huấn. Ảnh Phan Định.

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quân đội làm công tác dân vận

TPO - Lớp bồi dưỡng nhằm trang bị tri thức, những kiến thức về dân tộc và công tác dân tộc cho cán bộ làm công tác dân vận trong Quân đội khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2023, từ đó, làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện tốt công tác dân tộc trong tình hình mới.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong bối cảnh mới

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong bối cảnh mới

TPO - Ông Y Thanh Hà Niê K’Đăm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đề xuất bốn nhóm giải pháp Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có nêu ý kiến cần bảo tồn khẩn cấp văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người.
Bộ Công an cảnh báo về sự trở lại của 'Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ'

Bộ Công an cảnh báo về sự trở lại của 'Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ'

TPO - Theo thông tin từ Bộ Công an, gần đây, tổ chức "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" đã tái xuất ở một số địa phương như Vĩnh Phúc, Quảng Nam và Thanh Hóa, với nhiều chiêu thức và thủ đoạn tinh vi, tiềm ẩn phức tạp về an ninh và trật tự. Điều này đã gây hậu quả lớn cho những người tham gia và gia đình của những người tin theo mù quáng.