Di sản văn hóa phi vật thể thúc đẩy công nghiệp văn hoá Thủ đô

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Thành phố Hà Nội luôn quan tâm phát triển văn hóa, trong đó có các di sản văn hóa phi vật thể, coi đây là nguồn lực để thúc đẩy công nghiệp văn hóa.

Ngày 25/11, tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm (Long Biên, Hà Nội) diễn ra tọa đàm "Nghệ thuật biểu diễn truyền thống và việc phát triển công nghiệp văn hóa ở Hà Nội" do Khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQGHN phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2023.

PGS.TS Nguyễn Việt Khôi - Đại diện Khoa Các khoa học liên ngành - khẳng định: “Tọa đàm được tổ chức nhằm giới thiệu sự đa dạng, tiềm năng của các nghệ thuật biểu diễn truyền thống và những cơ hội, thách thức trong việc khai thác nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong các các hoạt động văn hóa, các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, sáng tạo của thủ đô Hà Nội.

Di sản văn hóa phi vật thể thúc đẩy công nghiệp văn hoá Thủ đô ảnh 1

PGS.TS Nguyễn Việt Khôi - Đại diện Khoa Các khoa học liên ngành - phát biểu khai mạc tọa đàm.

Ban tổ chức kỳ vọng, tọa đàm góp phần tôn vinh văn hóa, sự sáng tạo của người dân, các nghệ sĩ, nghệ nhân, các nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật, nhà nghiên cứu… ở Hà Nội và thảo luận nhằm tìm ra những cách thức hợp tác, khai thác, phát huy hiệu quả nghệ thuật biểu diễn truyền thống, góp phần nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Đông đảo nghệ nhân hội tụ như: ông Nguyễn Trọng Hinh - nghệ nhân ưu tú đến từ phường múa Ải Lao (Quận Long Biên), Nghệ sĩ múa rối nước Chu Lượng, Giám đốc Trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long Vũ Tuấn, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Nguyễn Lệ Quyên.

Di sản văn hóa phi vật thể thúc đẩy công nghiệp văn hoá Thủ đô ảnh 2

Các khách mời thảo luận về những cơ hội, thách thức trong khai thác, ứng dụng nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, sáng tạo của Hà Nội.

Nghệ sĩ múa rối nước Chu Lượng chia sẻ cách thức giữ gìn, phát triển nghệ thuật biểu diễn truyền thống: Hà Nội là một trong những “cái nôi” của nghệ thuật rối nước với năm phường rối nước là: Đào Thục (Đông Anh), Bình Phú, Chàng Sơn, làng Yên (Thạch Thất) và Tế Tiêu (Mỹ Đức). Nghệ thuật múa rối nước được du khách trong và ngoài nước yêu thích.

“Tôi cảm thấy vui mừng vì lớp trẻ những năm gần đây rất quan tâm đến nghệ thuật văn hóa truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội. Việc quảng bá hình ảnh rối nước được vẽ trên áo dài, túi xách… tạo hiệu ứng quảng bá rất tích cực. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để nghệ thuật truyền thống được lan tỏa tới công chúng, từ đó nuôi dưỡng tài năng để phát triển", nghệ sĩ Chu Lượng bày tỏ.

Nói về những khó khăn của phường múa hát Ải Lao, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Trọng Hinh cho biết, hiện nay phường hoạt động hoàn toàn tự nguyện. Kinh phí mua trang phục, nhạc cụ đều do các thành viên trong phường đóng góp mua sắm. Để phát triển phường múa hát Ải Lao hơn nữa, ông Hinh mong muốn nhà nước quan tâm, xây dựng gian phòng sinh hoạt, bởi hiện nay phường chưa có chỗ sinh hoạt riêng.

Phó Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Bùi Thị Hương Thủy khẳng định :“Thành phố Hà Nội luôn quan tâm phát triển văn hóa, trong đó có các di sản văn hóa phi vật thể, coi đây là nguồn lực để thúc đẩy công nghiệp văn hóa. Hiện nay, nhiều chính sách cho các nghệ nhân đã được thực hiện. Sở Văn hóa và Thể thao sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện để các địa phương thành lập câu lạc bộ nghệ nhân để các loại hình biểu diễn dân gian được bảo tồn, phát triển tốt nhất.”.

Tại tọa đàm, khách mời lắng nghe và trao đổi với các diễn giả về những cơ hội, thách thức trong việc khai thác, ứng dụng nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, sáng tạo của Hà Nội, như trong các liên hoan, lễ hội, sự kiện, buổi biểu diễn, khóa đào tạo nghệ thuật, du lịch địa phương...

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến khích tổ chức khóa tu mùa hè phù hợp, an toàn

Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến khích tổ chức khóa tu mùa hè phù hợp, an toàn

TPO - Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị các địa phương, cơ sở tự viện tổ chức các khóa tu mùa hè cho thanh, thiếu niên Phật tử và học sinh dịp hè 2023, lưu ý chọn các cơ sở tự viện có đủ điều kiện cơ sở vật chất, lưu ý về số lượng khóa sinh tham gia phù hợp với điều kiện cơ sở tự viện.
Các đại biểu dự khai mạc lớp tập huấn. Ảnh Phan Định.

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quân đội làm công tác dân vận

TPO - Lớp bồi dưỡng nhằm trang bị tri thức, những kiến thức về dân tộc và công tác dân tộc cho cán bộ làm công tác dân vận trong Quân đội khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2023, từ đó, làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện tốt công tác dân tộc trong tình hình mới.