Lý giải ý nghĩa của biểu tượng kiến trúc Phật giáo Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPHVN) vừa phê duyệt Biểu tượng chung kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Biểu tượng này được ưu tiên ứng dụng trong các công trình kiến trúc Phật giáo mới xây dựng.

Kiến trúc Phật giáo Việt Nam vừa mang tinh thần Phật giáo vừa mang tinh thần dân tộc. Trải qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt dưới các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng, Nguyễn… kiến trúc Phật giáo Việt Nam (PGVN) phát triển trong sự thống nhất của nền kiến trúc truyền thống Việt Nam, đồng thời mỗi thời kỳ lại có đặc trưng, sắc thái riêng.

Trong quá trình phát triển, đặc biệt là thời kỳ đất nước mở cửa, hội nhập quốc tế, sự du nhập của các yếu tố văn hóa bên ngoài diễn ra mạnh mẽ cùng với sự thay đổi, nhu cầu tu tập, tín ngưỡng Phật giáo thu hút tín đồ Phật tử ngày càng tăng, sự thay đổi công năng của những công trình kiến trúc Phật giáo cũng diễn ra nhanh chóng.

Lý giải ý nghĩa của biểu tượng kiến trúc Phật giáo Việt Nam ảnh 1

Biểu tượng chung kiến trúc Phật giáo Việt Nam vừa được phê duyệt.

Năm 2015, Giáo hội Phật giáo Việt Nam giao nhiệm vụ thực hiện bốn đề án, trong đó có Đề án Kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Theo đó, mục tiêu của Đề án là xây dựng bộ quy chuẩn, hướng dẫn kiến trúc PGVN và biểu tượng chung kiến trúc PGVN nhằm định hướng đặc trưng văn hóa PGVN đồng thời nhận diện, quản lý kiến trúc PGVN hiệu quả hơn. Sau hơn 8 năm nghiên cứu, thực hiện, Đề án Kiến trúc đã hoàn thành Biểu tượng chung kiến trúc Phật giáo Việt Nam.

Đây là kết quả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu thực tiễn về việc xây dựng biểu tượng chung để nhận diện và cũng là thể hiện tính thống nhất của kiến trúc Phật giáo Việt Nam như mục tiêu Đề án Kiến trúc Phật giáo Việt Nam đề ra.

Việc xây dựng biểu tượng chung đảm bảo tính thống nhất cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam thực hiện mục tiêu Đề án Kiến trúc Phật giáo Việt Nam đề ra là định hướng đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu thực tiễn về việc xây dựng biểu tượng chung để nhận diện và cũng là thể hiện tính thống nhất của kiến trúc PGVN như mục tiêu Đề án Kiến trúc Phật giáo Việt Nam đề ra, biểu tượng chung kiến trúc PGVN được xây dựng trên cơ sở ý tưởng nội dung thể hiện tinh thần Đạo pháp - Dân tộc (Đạo pháp trong lòng dân tộc).

Lý giải ý nghĩa của biểu tượng kiến trúc Phật giáo Việt Nam ảnh 2

Phối cảnh minh họa cho ứng dụng biểu tượng trong công trình kiến trúc Phật giáo Việt Nam.

Biểu tượng được chắt lọc từ những biểu tượng, ý nghĩa, nội dung, hoa văn của biểu tượng văn hóa dân tộc Việt Nam (trống đồng Đông Sơn), biểu tượng của Phật giáo Việt Nam (logo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam) và biểu tượng của Phật giáo thế giới (biểu tượng bánh xe chuyển pháp luân, lá bồ đề).

Hoa sen - lá bồ đề - bánh xe Chuyển pháp luân - hoa văn trống đồng Đông Sơn cách điệu hòa quyện vào nhau tạo thành một khối thống nhất biểu trưng cho tinh thần, ý nghĩa “Đạo Pháp - Dân tộc”. Ý nghĩa của biểu tượng chính là: Bánh xe pháp được vận chuyển do Đức Phật và Tăng đoàn, đặt trên đài sen có ba cấp đế (thanh tịnh, giải thoát được nuôi dưỡng bởi Giới - Định - Tuệ).

Biểu tượng gồm hình tròn trong lòng được trổ thủng tạo bởi 8 nan bánh xe (căm xe) chuyển pháp luân được kết nối vận động/chuyển động bởi 8 hình chim Lạc bay. Phần đế có hình hoa sen, nhìn nghiêng, được làm rộng, nâng đỡ, ôm gọn biểu tượng với phần chân đế hoa sen giật ba cấp.

Các họa tiết, hoa văn trang trí tập trung thể hiện ý nghĩa biểu tượng chung của kiến trúc Phật giáo Việt Nam và khai thác tối ưu đặc trưng các hình ảnh, biểu tượng để làm nổi bật đặc trưng văn hóa dân tộc Việt Nam, đặc trưng Phật giáo Việt Nam, đặc trưng Phật giáo thế giới.

Biểu tượng là một phần nhận diện của kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Đây là biểu tượng chung để nhận diện kiến trúc Phật giáo Việt Nam, vì vậy, nơi đặt biểu tượng là những vị trí dễ nhận diện, hài hòa với không gian cảnh quan, công trình kiến trúc (biển tên chùa, tam quan, chính điện…) đảm bảo tính “thống nhất trong đa dạng”.

Biểu tượng được ứng dụng trong các công trình kiến trúc Phật giáo là di tích hoặc hiện đang tồn tại đảm bảo các nguyên tắc bảo tồn di tích, lựa chọn vị trí phù hợp, hài hòa về kích thước, màu sắc, chất liệu… và phù hợp trong thể chung các biểu tượng của công trình kiến trúc Phật giáo hiện tồn tại.

Biểu tượng cũng được ứng dụng trong các công trình kiến trúc Phật giáo xây dựng mới: vị trí dễ nhận diện, hài hòa với không gian cảnh quan, công trình kiến trúc (biển tên chùa, tam quan, chính điện…) và phù hợp trong thể chung các biểu tượng vốn có của công trình kiến trúc Phật giáo truyền thống.

Đây cũng có thể xem như một biểu tượng độc lập biểu trưng cho Phật giáo Việt Nam: được ứng dụng trên các loại hình sản phẩm biểu tượng, trang trí trên các sản phẩm, ấn phẩm văn hóa Phật giáo, đồ lưu niệm…

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến khích tổ chức khóa tu mùa hè phù hợp, an toàn

Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến khích tổ chức khóa tu mùa hè phù hợp, an toàn

TPO - Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị các địa phương, cơ sở tự viện tổ chức các khóa tu mùa hè cho thanh, thiếu niên Phật tử và học sinh dịp hè 2023, lưu ý chọn các cơ sở tự viện có đủ điều kiện cơ sở vật chất, lưu ý về số lượng khóa sinh tham gia phù hợp với điều kiện cơ sở tự viện.
Các đại biểu dự khai mạc lớp tập huấn. Ảnh Phan Định.

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quân đội làm công tác dân vận

TPO - Lớp bồi dưỡng nhằm trang bị tri thức, những kiến thức về dân tộc và công tác dân tộc cho cán bộ làm công tác dân vận trong Quân đội khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2023, từ đó, làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện tốt công tác dân tộc trong tình hình mới.