Diễn viên Thu Quỳnh và trải nghiệm đóng nữ y tá bảo vệ phụ nữ vùng cao khỏi tục bắt vợ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Những hủ tục như bắt vợ, ma chay, cúng lễ... tại các bản miền núi được thể hiện rõ nét thông qua những tập phim "Cuộc chiến không giới tuyến". Đảm nhận vai nữ y tá ở bản vùng cao, diễn viên Thu Quỳnh thừa nhận để hiện những phân cảnh mạnh mẽ, đứng lên bảo vệ phụ nữ và trẻ em bản làng "không dễ".

Bộ phim giờ vàng Cuộc chiến không giới tuyến của đạo diễn Nguyễn Danh Dũng không chỉ xoay quanh câu chuyện về người lính nơi biên giới, hải đảo mà còn đề cập những hủ tục của người dân tộc như bắt vợ, ma chay, cúng lễ...

Những tập phim đầu tiên nhà sản xuất đã nêu hủ tục bắt vợ thông qua phân cảnh Cương (Nguyễn Vũ) bắt Chà (Hồng Nhung) về làm vợ dù cô phản kháng rất mạnh mẽ.

Diễn viên Thu Quỳnh và trải nghiệm đóng nữ y tá bảo vệ phụ nữ vùng cao khỏi tục bắt vợ ảnh 1

Tục bắt vợ được phát sóng ngay những tập đầu tiên của phim Cuộc chiến không giới tuyến.

Quyền bình đẳng giới, quyền của phụ nữ và trẻ em cũng được nhà sản xuất đan xen, lồng ghép trong nội dung của Cuộc chiến không giới tuyến. Cô y tá lang Phương (Thu Quỳnh) luôn là người đại diện, đứng lên bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em nơi vùng cao biên giới.

Phương là cô gái được xuống xuôi học tập nên có tư tưởng tiến bộ, cô nhận mình là người gánh trách nhiệm giúp đỡ bản làng tiến bộ, văn minh hơn.

Diễn viên Thu Quỳnh và trải nghiệm đóng nữ y tá bảo vệ phụ nữ vùng cao khỏi tục bắt vợ ảnh 2

Phương (Thu Quỳnh) luôn đấu tranh, bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em bản làng vùng biên giới.

Diễn viên Thu Quỳnh khẳng định, những thông điệp đoàn làm phim muốn truyền tải khá rõ ràng nhưng để thể hiện chúng qua ánh mắt, lời nói của Phương "không dễ". Nữ diễn viên và đạo diễn Nguyễn Danh Dũng phải bàn bạc rất nhiều lần mới quyết định được lối diễn phù hợp về nhân vật.

“Thu Quỳnh và đạo diễn Danh Dũng phải cân nhắc để đồng bộ giữa lời nói, hình ảnh và cảm xúc của nhân vật. Phân cảnh lang Phương khuyên một người phụ nữ bỏ chồng không đơn giản. Nếu không tinh tế, không sâu sắc và hiểu về hoàn cảnh, thời điểm để đưa ra lý do hợp lý thì rất dễ nhận những cái phản hồi không tốt từ khán giả”, Thu Quỳnh chia sẻ.

Diễn viên Thu Quỳnh và trải nghiệm đóng nữ y tá bảo vệ phụ nữ vùng cao khỏi tục bắt vợ ảnh 3
Thu Quỳnh và đạo diễn Nguyễn Danh Dũng phải bàn bạc rất nhiều lần mới quyết định được lối diễn phù hợp về nhân vật lang Phương.

Nữ diễn viên 8x lý giải về việc bảo vệ hạnh phúc gia đình, không ai muốn khuyên người khác bỏ vợ bỏ chồng, nhưng nhân vật Phương sau khi tìm hiểu và suy nghĩ rất nhiều mới dám khuyên người vợ bỏ chồng vì quá khổ.

Trong những diễn biến tiếp theo của Cuộc chiến không giới tuyến, lang Phương phải tìm cách bảo vệ, cứu chị em Chà (Hồng Nhung) khỏi đường dây buôn bán ma tuý của Đoàn (Hà Việt Dũng).

Trong tập 35 lên sóng tối 1/11, khi biết chị em Chà bị ép vận chuyển ma tuý, Phương đã khuyên chị em Chà ở nhà không được đi ra ngoài và báo cáo vụ việc cho đồn biên phòng.

Diễn viên Thu Quỳnh và trải nghiệm đóng nữ y tá bảo vệ phụ nữ vùng cao khỏi tục bắt vợ ảnh 4

Lang Phương (Thu Quỳnh) đau đớn khi phát hiện chị em Chà (Hồng Nhung) bị ép vận chuyển ma tuý.

Tuy nhiên, hai chị em xin Lang Phương đừng báo với đồn biên phòng vì cả hai sợ phải vào tù. Lang Phương hứa sẽ tạm thời chưa khai báo và tìm cách bảo vệ an toàn cho bọn trẻ.

Sau nhiều tháng quay phim ở những bản làng nơi biên giới, Thu Quỳnh nhận ra các hủ tục vẫn khá nhức nhối. Nữ diễn viên cho biết, phim Cuộc chiến không giới tuyến chưa đề cập hết các hủ tục ở các bản miền núi. Hủ tục mà Thu Quỳnh muốn thay đổi nhất là nạn tảo hôn bởi quan niệm “nữ thập tam, nam thập lục” không những cổ hủ mà còn vi phạm pháp luật.

Diễn viên Thu Quỳnh và trải nghiệm đóng nữ y tá bảo vệ phụ nữ vùng cao khỏi tục bắt vợ ảnh 5

Thu Quỳnh tiết lộ thời gian tới cô sẽ tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là những hoạt động liên quan đến bảo vệ quyền con người, quyền phụ nữ và trẻ em. Ảnh: Trọng Tài.

“Để thay đổi suy nghĩ của người dân trong việc tảo hôn hoặc trọng nam khinh nữ cần thời gian dài. Vì vậy, thông qua bộ phim, đoàn làm phim mong muốn vận động, tuyên truyền để người dân dễ dàng tiếp cận hơn, từ đó nhận thức rõ ràng hơn để có cuộc sống văn minh trong tương lai”, Thu Quỳnh chia sẻ.

Cô cũng tiết lộ, bên cạnh những hoạt động nghệ thuật, thời gian tới cô sẽ tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là những hoạt động liên quan đến bảo vệ quyền con người, quyền phụ nữ và trẻ em.

MỚI - NÓNG
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Sinh viên sôi nổi tham gia cuộc thi 'Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới'
Sinh viên sôi nổi tham gia cuộc thi 'Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới'
TPO - Ngày 20/11, Đoàn Thanh niên Học viện Phụ nữ Việt Nam (HVPNVN) tổ chức cuộc thi "Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới" để góp phần hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Dịp này, sinh viên học viện có cơ hội thể hiện sự hiểu biết, kiến thức về bình đẳng giới và cùng lan toả thông điệp của chương trình tới các bạn đoàn viên, thanh niên trên mạng xã hội. 

Có thể bạn quan tâm

Tô cam cùng TH 2023 - Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Tô cam cùng TH 2023 - Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Vào đúng ngày Quốc tế loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11/2023), đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women), Tập đoàn TH, Viện Phát triển Sức khoẻ Cộng đồng Ánh Sáng (Viện LIGHT), Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) đã cùng nhau thực hiện nghi thức Cam kết hành động để cùng nhau hành động xóa bỏ mọi hình thức bạo lực với phụ nữ và trẻ em.
Người nông dân xứ Lạng tự hào với đặc sản quê mình. Ảnh: Duy Chiến

Thổi hồn cho 'hồng vành khuyên' treo gió

TP - Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), Vương Thị Thương, 34 tuổi đã học hỏi, ứng dụng công nghệ tăng giá trị hồng vành khuyên địa phương đem lại cuộc sống mới cho người nông dân.
Các chị em ở Cửa tiệm hạnh phúc mang sản phẩm đến giới thiệu ở các chợ phiên, chợ đêm, các cuộc thi khởi nghiệp…

Vải vụn 'vá lành' những vành trăng khuyết

TP - Những mảnh vải vụn, vốn là rác thải ngành may, lại trở thành sinh kế của nhiều chị em phụ nữ yếu thế ở Hội An (tỉnh Quảng Nam), “vá lành” những vành trăng khuyết. Qua những đôi bàn tay khéo léo, vải vụn được tái sinh thành những món đồ handmade (làm bằng tay) độc đáo, hữu dụng.