Nghệ thuật làm trang phục của dân tộc Hà Nhì ở Điện Biên

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Dân tộc Hà Nhì lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống. Trang phục truyền thống của người phụ nữ Hà Nhì thể hiện trình độ nghệ thuật, kỹ thuật điêu luyện, phản ánh sâu sắc nhân sinh quan, thế giới quan về vũ trụ.

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có Quyết định số 1404/QÐ-BVHTTDL ghi danh Nghệ thuật làm trang phục của người Hà Nhì, xã Sín Thầu, xã Leng Su Sìn, xã Sen Thượng, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Dân tộc Hà Nhì tại tỉnh Điện Biên là địa bàn cư trú của khoảng 4.500 người, sinh sống chủ yếu ở huyện Mường Nhé, tập trung ở các xã: Mường Nhé, Sín Thầu, Sen Thượng, Leng Su Sìn và Chung Chải. Xã Sen Thượng, xã Sín Thầu là vùng đất cư ngụ lâu đời, là vùng đất lõi để người Hà Nhì tỏa đi sinh sống ở các vùng đất khác.

Bà con Hà Nhì lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống như tập quán xã hội, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, lễ hội truyền thống... Trang phục truyền thống của người phụ nữ Hà Nhì thể hiện trình độ nghệ thuật, kỹ thuật điêu luyện, phản ánh sâu sắc nhân sinh quan, thế giới quan về vũ trụ, vạn vật, cảnh quan thiên nhiên cũng như phong tục, tập quán, sinh hoạt của cộng đồng, tình cảm, ước vọng về cuộc sống tốt đẹp.

Theo hồ sơ ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, các nhà nghiên cứu đánh giá: “Với sự tài hoa trong nghệ thuật thêu, can, ghép vải trên trang phục, dân tộc Hà Nhì tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên”.

Nghệ thuật làm trang phục của dân tộc Hà Nhì ở Điện Biên ảnh 1

Trang phục nữ Hà Nhì. Ảnh: Bảo tàng tỉnh Điện Biên.

Tư liệu từ Bảo tàng tỉnh Điện Biên nêu, để có được một tấm vải phụ nữ Hà Nhì phải trồng bông, trồng chàm, cán bông, kéo sợi, hồ sợi, dệt vải, nhuộm vải. Bộ trang phục truyền thống được người Hà Nhì thực hiện công phu, nhất là trang phục phụ nữ. Tất cả đều được làm thủ công từ việc chọn nguyên liệu cho đến cắt, khâu, thêu, chắp nối các mảnh vải lại với nhau để tạo thành từng bộ phận, chi tiết như thêu viền cổ, viền nách, tà áo, vạt áo.

Phụ nữ Hà Nhì dành nhiều thời gian cho việc ghép, nối các mảnh vải màu trên ống tay áo và gắn, đính các hạt kim loại phía trước ngực áo... sau đó mới chắp ghép may thành chiếc áo hoàn chỉnh.

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Hà Nhì gồm: bộ đội đầu, áo dài (mặc bên trong), áo ngắn (mặc bên ngoài) và quần. Trang phục của phụ nữ được phân biệt theo lứa tuổi.

Nghệ thuật làm trang phục của dân tộc Hà Nhì ở Điện Biên ảnh 2

Hoa văn trang trí trên trang phục của người Hà Nhì rất cầu kỳ, thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ. Ảnh: Bảo tàng tỉnh Điện Biên.

Bộ đội đầu gồm 3 chi tiết: vòng quấn giữ tóc hình tròn (tro pà), khăn (ù khu) được làm từ mảnh vải vuông. Các góc khăn được đính 4 tua trang trí bằng các chuỗi hạt cườm bằng nhựa màu đỏ, vàng, xanh và các quả bông len to, nhỏ màu sắc sặc sỡ. Trang phục nữ Hà Nhì được vận dụng linh hoạt tùy bối cảnh sinh hoạt và lao động.

Tác giả Trịnh Cúc (Bảo tàng tỉnh Điện Biên) giải thích, theo tín ngưỡng dân gian, người Hà Nhì quan niệm hồn trú ngụ trên đầu nên họ sử dụng bộ đội đầu nhằm bảo vệ phần hồn. Đó là lý do người Hà Nhì coi trọng bộ đội đầu từ trang phục trẻ em cho tới người lớn.

Trang phục nam giới không phân biệt hoàn cảnh sử dụng như phụ nữ mà quần áo của họ chỉ mang tính chất phân định theo tuổi tác. Trang phục truyền thống của nam giới được cắt, khâu đơn giản thể hiện sự khỏe khoắn, mạnh mẽ, giản dị với màu sắc trầm, chủ yếu là màu đen, màu chàm.

Trang phục của trẻ em Hà Nhì về kiểu dáng cũng tương tự như người lớn, họa tiết, hoa văn trang trí đơn giản, không cầu kỳ. Quan trọng nhất là chiếc mũ, dù là bé trai hay bé gái, chiếc mũ đều được trang trí bằng tua rua màu sắc tươi sáng, hạt cườm và đồng bạc thể hiện ước muốn giàu sang, no đủ, có tác dụng tránh gió độc.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Lễ mừng thọ của người Mnông

Lễ mừng thọ của người Mnông

TPO - Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.
Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

TPO - "Sau những tháng ngày học tập miệt mài trên giảng đường đại học, tôi trở về quê để đúc kết lại những kiến thức mình đã học cũng như tập quen với môi trường giảng dạy ở quê. Cầm tấm bằng đại học trên tay, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì giờ đây tôi có thể thực hiện ước mơ của mình, có thể bắt đầu hành trình truyền tải kiến thức, cõng chữ về làng". Đó là chia sẻ của thầy giáo trẻ người Cơ Tu Bnướch Zói.