TP - Với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên - Tinh hoa hội tụ”, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum năm 2023 đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân và du khách.
TPO - Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến văn hóa, thể dục, thể thao có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 15 triệu đồng. Điều này được quy định rõ trong Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới.
TPO - Lễ hội Bươn Xao vừa có ý nghĩa văn hóa tâm linh, vừa là cầu nối để bà con đồng bào dân tộc Thái gắn kết, cầu mong mưa thuận gió hoà và một cuộc sống bình an, tốt đẹp.
TPO - Chương trình nhằm biểu dương các em thiếu nhi dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc, tạo điều kiện để các em tiếp tục phấn đấu thi đua trong học tập, rèn luyện, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương, đất nước.
TPO - Ngày 19/9, tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer (Cần Thơ) diễn ra hội thảo “Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo và đồng bào Khmer vùng ĐBSCL”.
TPO - Nằm giữa trung tâm TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), buôn cổ AKô Dhông với khung cảnh yên bình, vẫn gìn giữ được nét đẹp cổ xưa của người đồng bào Ê đê, thu hút du khách đến tham quan.
TPO - Lớp học là nơi truyền dạy những các làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống, dạy cách chơi các nhạc cụ dân tộc Thái cho đoàn viên, thanh thiếu nhi. Từ đó, bảo tồn được nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái.
TPO - TS. Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng lý giải điểm đặc biệt ở lễ cấp sắc của người Dao: khi làm lễ, thầy cúng thường mặc thêm áo hoặc quần phụ nữ.
TPO - Nhằm gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Thái, các đoàn viên thanh niên xã Châu Tiến (Quỳ Châu, Nghệ An) đã học cách làm men rượu quý từ các loại lá để truyền dạy cho mọi người.
TPO - Huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) vừa tổ chức "Ngày hội Văn hóa dân tộc Tày" với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày.
TPO - Để bà con, nhất là thế hệ trẻ không lãng quên thanh âm M’nông truyền thống, già Y Xuyên ở Đắk Nông dành nhiều tâm huyết truyền dạy cồng chiêng. Ông còn có biệt danh “vua hòa giải” giúp hàn gắn những mâu thuẫn của bà con trong bon (buôn) làng.
TPO - Gần 30 năm nay, hễ biết ở đâu có người Cao Lan (hay còn gọi là người Sán Chay) sinh sống, giữ được nét văn hóa đặc sắc, nghệ nhân ưu tú Hoàng Giang Lâm (62 tuổi, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) lại rong ruổi hàng tháng để sưu tầm, ghi chép lại.
TP - Gần 6.000 di tích lịch sử, 1.800 di sản văn hóa phi vật thể, 149 bảo vật quốc gia cùng nhiều bảo tàng công lập, tư nhân... của Hà Nội vẫn đang chờ được “đánh thức tiềm lực”. Hướng đi mới là đưa nghệ thuật, sáng tạo vào sống chung với di sản.
TPO - Theo chuyên gia văn hóa dân gian Mai Mỹ Duyên, một ngôi đình, chùa, miễu nếu có hư hỏng thì chúng ta bỏ tiền ra sửa chữa, trùng tu, nhưng một nghệ nhân, nghệ sĩ khi qua đời thì không có cách gì giữ lại được trí tuệ, kỹ năng hoạt động trên lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
TPO - Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời sẵn bày sông núi hữu tình chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.
TP - Gần đây, ở TPHCM diễn ra nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống trên đường phố, nhằm phục vụ người dân tại chỗ và thu hút khách du lịch.
TP - Những chiếc trống cổ của người dân tộc Cơ Tu là nhạc cụ không thể thiếu trong mùa lễ hội của bà con đồng bào sống dọc dãy Trường Sơn, được già làng Ating Đhân (70 tuổi, thôn Prao, thị trấn Prao, Đông Giang, Quảng Nam) kỳ công chế tác và thẩm âm kỹ lượng.
TP - Những hận thù, hiềm khích và cả nợ máu được người dân tộc Cơ Tu (Quảng Nam) hóa giải bằng lễ kết nghĩa. Lễ kết nghĩa là một nét văn hóa đặc sắc của người dân Cơ Tu sống giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ.
TPO - Sáng 15/6, tại Việt Nam Quốc tự, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam TPHCM tổ chức họp báo thông tin chương trình kỷ niệm 40 năm thành lập (1982 - 2022) và Đại hội đại biểu Phật giáo TPHCM lần thứ X, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
TP - Trong căn nhà người Khơ Mú có ba bếp lửa, trong đó có một căn bếp kiêng kị mà khách lạ thậm chí là con gái đã về nhà chồng không được đến gần. Ai phạm vào điều cấm này sẽ phải mổ lợn làm vía cho chủ nhà.
TP - Trước tác động mãnh liệt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào mọi lĩnh vực của đời sống, cần hết sức chú ý tới sức mạnh mềm của văn hoá; nâng cao trình độ và bản lĩnh sáng tạo của con người, nhất là thế hệ trẻ để bảo vệ biên cương văn hoá bằng sức mạnh nội sinh của văn hoá, con người Việt Nam...
TP - Những trống đồng cổ có cách đây hàng nghìn năm lưu giữ giá trị lịch sử, văn hoá, tinh thần của cư dân Việt cổ đang được lưu giữ tại Bảo tàng cổ vật Đông Sơn (tại số 1, đường Cù Chính Lan, phường Đông Thọ, TP Thanh Hoá).
TP - Trong đời sống của đồng bào bản địa Tây Nguyên, các loại muối chấm đã làm nên hương vị độc đáo và riêng biệt cho từng món ăn. Muối còn là lễ vật cúng trong các lễ hội.
TPO - Ngày 5/11, tin từ UBND huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho hay, đề án xây dựng Làng Văn hóa du lịch Cự Nẫm với định hướng hình thành khu du lịch cấp tỉnh, vừa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
TP - Vùng đất anh hùng mang trong mình nét đẹp văn hóa đa dân tộc đặc sắc. Những truyền thuyết hấp dẫn xung quanh cảnh quan thiên nhiên còn giữ vẻ đẹp nguyên sơ. Nơi đây đang từng ngày viết lên câu chuyện đẹp về nghĩa tình của đồng bào. Giữa thời hiện đại, họ cùng nhau giữ gìn, phát huy truyền thống tạo nên một điểm du lịch lịch sử, văn hóa, sinh thái hấp dẫn.
TP - Giữa lòng thành phố đang chuyển mình sôi động, những buôn làng người Êđê vẫn trân trọng, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống. Bằng tình yêu, sự nỗ lực của nghệ nhân cùng nhiều người trẻ miệt mài bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Tây Nguyên bao đời nay.