Tôn vinh vẻ đẹp trang phục truyền thống các nước ASEAN

TPO - Hướng tới kỷ niệm 55 năm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN, tại TP Huế, UBND tỉnh TT-Huế chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán các nước ASEAN tại Việt Nam tổ chức triển lãm "Trang phục truyền thống các nước ASEAN".
Tôn vinh vẻ đẹp trang phục truyền thống các nước ASEAN ảnh 1

Đây là hoạt động văn hóa nằm trong khuôn khổ các chương trình đồng hành, hưởng ứng Tuần lễ cao điểm Festival Huế 2022 (diễn ra từ ngày 25 đến 30/6/2022). Ảnh: V.T.H

Tôn vinh vẻ đẹp trang phục truyền thống các nước ASEAN ảnh 2

Triển lãm cũng nhằm giới thiệu vẻ đẹp đất nước, văn hóa và con người của các quốc gia thành viên ASEAN; qua đó, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa người dân các nước trong khu vực, góp phần mở rộng hợp tác kinh tế, đầu tư, giao lưu văn hóa, thúc đẩy phát triển du lịch. Ảnh: Ngọc Văn

Tôn vinh vẻ đẹp trang phục truyền thống các nước ASEAN ảnh 3

Hoạt động ý nghĩa này còn nhằm nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa, vẻ đẹp, sự đặc sắc và đa dạng văn hóa thông qua trang phục truyền thống đặc trưng của mỗi quốc gia thuộc cộng đồng ASEAN (trong ảnh là áo dài truyền thống Việt Nam). Ảnh: Ngọc Văn

Tôn vinh vẻ đẹp trang phục truyền thống các nước ASEAN ảnh 4

Đây cũng là dịp để người dân Huế, Việt Nam hiểu biết thêm về văn hóa truyền thống của các nước ASEAN thông qua trang phục truyền thống mỗi nước. Trong ảnh là trang phục truyền thống Malaysia. Ảnh: Ngọc Văn

Tôn vinh vẻ đẹp trang phục truyền thống các nước ASEAN ảnh 5

Vượt qua những khó khăn do đại dịch COVID-19, cộng đồng ASEAN đã và đang tiếp tục đạt được những tiến bộ trong nỗ lực xây dựng các trụ cột và triển khai tầm nhìn đến năm 2025; hướng đến một ASEAN hoà bình, ổn định với nền kinh tế, văn hoá xã hội phát triển. Trong ảnh là trang phục truyền thống Philippines. Ảnh: Ngọc Văn

Tôn vinh vẻ đẹp trang phục truyền thống các nước ASEAN ảnh 6

Các thành viên ASEAN tích cực phối hợp, gửi trang phục truyền thống tham gia sự kiện. Ảnh: Ngọc Văn

Tôn vinh vẻ đẹp trang phục truyền thống các nước ASEAN ảnh 7

Ngoài ra, mỗi quốc gia thành viên còn gửi trưng bày 5 bức ảnh về phong cảnh đất nước, lễ hội, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng bản địa, gắn với hình ảnh người dân mặc trang phục truyền thống. Ảnh: Ngọc Văn

Tôn vinh vẻ đẹp trang phục truyền thống các nước ASEAN ảnh 8

Ảnh: Ngọc Văn

Tôn vinh vẻ đẹp trang phục truyền thống các nước ASEAN ảnh 9

Trang phục truyền thống Indonesia. Ảnh: Ngọc Văn

Tôn vinh vẻ đẹp trang phục truyền thống các nước ASEAN ảnh 10

Trang phục truyền thống của người dân Lào. Ảnh: Ngọc Văn

Tôn vinh vẻ đẹp trang phục truyền thống các nước ASEAN ảnh 11

Trang phục truyền thống Malaysia. Ảnh: Ngọc Văn

Tôn vinh vẻ đẹp trang phục truyền thống các nước ASEAN ảnh 12

Trang phục truyền thống Philippines. Ảnh: Ngọc Văn

Tôn vinh vẻ đẹp trang phục truyền thống các nước ASEAN ảnh 13

Trang phục truyền thống Thái Lan

Tôn vinh vẻ đẹp trang phục truyền thống các nước ASEAN ảnh 14

Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế, Trưởng ban tổ chức Festival Huế 2022, chia sẻ: Sự quan tâm đặc biệt của các nước ASEAN dành cho những sự kiện văn hóa lớn do tỉnh TT-Huế tổ chức trong năm 2022 góp phần tạo nên không gian văn hóa tổng thể, hấp dẫn để mỗi người dân, bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn về bản sắc ASEAN.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...