Về Huế chiêm ngưỡng 32 phiên bản kim ấn triều Nguyễn độc đáo
TPO - 32 phiên bản kim ấn triều Nguyễn do bàn tay tài hoa của nghệ nhân gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội) chế tác đã được ra mắt tại Huế, nhân hưởng ứng sự kiện tuần lễ Festival Huế 2022 và chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
Triển lãm “Phiên bản Kim ấn triều Nguyễn” do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Nghệ nhân nhân dân (NNND) Trần Độ đến từ làng nghề gốm Bát Tràng nổi tiếng phối hợp tổ chức tại di tích lầu Ngũ Phụng (Ngọ môn - Đại nội Huế).
Theo Trung tâm BTDTCĐ Huế cho biết, kim bảo, ngọc tỷ là những báu vật của quốc gia. Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã cho làm hơn 100 chiếc ấn đúc bằng vàng, bạc (kim bảo) hoặc chế tác từ ngọc quý (ngọc tỷ).
Trong đó, thời Gia Long (1802-1820) có 12 chiếc; thời Minh Mạng (1820-1840) có 15 chiếc; thời Thiệu Trị (1841-1847) có 10 chiếc; thời Tự Đức (1848-1883) có 15 chiếc; thời Kiến Phúc (1884) và Hàm Nghi (1885) đều có 1 chiếc; thời Đồng Khánh (1885-1888) có 5 chiếc; thời Thành Thái (1889-1907) có 10 chiếc; thời Khải Định (1916-1924) có 12 chiếc. Đến thời Bảo Đại (1925-1945) có 8 chiếc.
Tuy nhiên, do những biến động của lịch sử, có một số chiếc ấn quý đã bị đánh cắp hoặc tiêu hủy, số còn lại gồm 85 chiếc ấn với các chất liệu vàng, ngọc, bạc đến nay được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Triển lãm "Phiên bản Kim ấn triều Nguyễn" tại lầu Ngũ Phụng (Đại nội Huế) trưng bày 32 chiếc ấn làm bằng gốm thếp vàng, được chế tác dựa trên từ các tiêu bản kim ấn triều Nguyễn lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; trong đó, có các chiếc ấn nổi tiếng như: Hoàng đế tôn thân chi bảo, ấn Sắc mệnh chi bảo, Tề gia chi bảo và ấn của các Hoàng thái hậu, Hoàng thái phi, Hoàng thái tử…
Ấn "Sắc mệnh chi bảo"
Ấn "Chinh hậu chi bảo"
Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế, nhìn nhận, triển lãm lần này góp phần tái hiện một phần lịch sử triều Nguyễn từ câu chuyện của những nhân vật, những sự kiện gắn với Hoàng cung Huế một thời. Những phiên bản kim ấn trưng bày tại triển lãm là sản phẩm đáng để chiêm ngưỡng được chế tác từ đôi bàn tay tài hoa của NNND Trần Độ đến từ làng gốm Bát Tràng, Hà Nội. Trong ảnh là nghệ nhân Trần Độ.
Nghệ nhân Trần Độ (phải) trao đổi với nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm tại triển lãm phiên bản kim ấn
Sự hiện diện của những phiên bản kim ấn triều Nguyễn bằng chất liệu gốm thếp vàng là một sự trải nghiệm mới trong nghệ thuật tạo hình và chế tác gốm Bát Tràng của NNND Trần Độ. Qua đó giúp khách tham quan Cố đô Huế có thêm cơ hội để hiểu hơn về loại hình cổ vật đặc biệt, gắn liền với quá trình trị vì đất nước của nhà Nguyễn.
Du khách thích thú chụp ảnh bên phiên bản kim ấn.
Nghệ nhân Trần Độ (sinh năm 1957, người làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) thuộc thế hệ thứ 18 của dòng họ Trần theo nghiệp gốm.
TP - Hiện chỉ còn hai người nói được, tiếng N|uu không chỉ là một trong những ví dụ tiêu biểu về sự đa dạng văn hóa của nhân loại, mà còn là đường liên kết giữa chúng ta và loài người sơ khai.
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.
TPO - Tối 3/6, hàng ngàn du khách cùng tăng ni, phật tử và những người quan tâm đến Phật giáo từ khắp nơi trong cả nước đã tham dự Lễ Phật đản phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình.
TPO - Ngày 2/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Khai mạc lớp truyền dạy kỹ năng đánh chiêng Arap và dân vũ của dân tộc Gia Rai cho 25 học viên tại xã Ea Sol, huyện Ea H’leo.
TPO - Các di sản vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia đợt này thuộc các lĩnh vực tập quán xã hội và tín ngưỡng; nghệ thuật trình diễn dân gian; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống...
TPO - Từ ngày 1 - 30/6/2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động nhân tháng "Ngày hội gia đình" chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.
TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...
TPO - Trước thực trạng Tây Nguyên thiếu giáo viên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị nên chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, nhất là người dân tộc thiểu số (DTTS).