HUẾ:

Phát hiện bất ngờ trên văn bia trước chùa Từ Đàm

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sau khi đại trùng tu chùa Từ Đàm cách đây nhiều năm, một tấm văn bia bằng chữ quốc ngữ lược ghi quá trình hình thành, tồn tại, vai trò, các tên gọi của ngôi cổ tự nổi tiếng xứ Huế… đã được thiết đặt cạnh cổng chùa. Tuy nhiên, trong tấm văn bia lại khắc sai tên một vị vua nhà Nguyễn.

Thời gian gần đây, những người vãn cảnh chùa Từ Đàm (phường Trường An, TP Huế) không khỏi bất ngờ và băn khoăn khi đọc văn bia ghi thông tin sơ lược quá trình hình thành, tồn tại, vai trò và các tên gọi của chùa…. Nguyên do nội dung văn bia khắc sai tên một vị vua của nhà Nguyễn là Thiệu Trị.

Phát hiện bất ngờ trên văn bia trước chùa Từ Đàm ảnh 1

Chùa Từ Đàm - ngôi cổ tự nổi tiếng hơn 300 năm tuổi tại Huế. Ảnh: N.V

Tấm văn bia hiện được đặt dưới một gốc cây bồ đề cổ thụ ở bên phải sân trước, cạnh cổng ngôi cổ tự. Đây là nơi tạo sự chú ý đối với du khách, Phật tử trước khi vào vãn cảnh, lễ chùa, bởi vì nhiều người muốn tìm hiểu thông tin về ngôi cổ tự Từ Đàm nổi tiếng.

Phát hiện bất ngờ trên văn bia trước chùa Từ Đàm ảnh 2

Văn bia giới thiệu sơ lược lịch sử hình thành, quá trình tồn tại, vai trò, các tên gọi của chùa... được thiết đặt dưới gốc một cây bồ đề cổ thụ cạnh cổng ngôi cổ tự. Ảnh: N.V

Theo nội dung văn bia, chùa Từ Đàm được khai lập vào khoảng năm 1690, tức cuối thế kỷ XVII, vào thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, đến nay đã trên 300 năm. Chùa từng có tên là Ấn Tông tự, được chúa Nguyễn Phúc Chu sắc phong là Sắc tứ Ấn Tông tự.

Phát hiện bất ngờ trên văn bia trước chùa Từ Đàm ảnh 3

Ở dòng thứ 7 từ trên xuống của văn bia ghi tên vua Thiệu Trị thành Triệu Trị

Khi đề cập đến tên gọi "chùa Từ Đàm", ở dòng thứ 7 từ trên xuống của văn bia ghi: “Đến thời Triệu Trị, vua đặt thêm một tên khác là Từ Đàm tự. Từ Đàm là đám mây lành, có ý tượng trưng cho Đức Phật”. Như vậy, ở dòng thứ 7 của văn bia đã ghi sai tên vua Thiệu Trị thành Triệu Trị.

Theo sử liệu, vua Thiệu Trị là con trưởng của vua Minh Mạng, tên thật là Nguyễn Phúc Miên Tông, sinh năm 1807. Khi vua Minh Mạng qua đời, Nguyễn Phúc Miên Tông được di mệnh nối ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị, trị vì từ năm 1841 đến 1847.

Phát hiện bất ngờ trên văn bia trước chùa Từ Đàm ảnh 4

Tên gọi Từ Đàm của ngôi chùa nổi tiếng này do chính vua Thiệu Trị đặt. Ảnh: N.V

Vua Thiệu Trị nổi tiếng là một vị vua thi sĩ. Ông để lại cho đời rất nhiều bài thơ, văn. Về văn có hai tác phẩm: Ngự chế lịch đại sử tổng luận Ngự chế văn tập. Về thơ có: Ngự chế Tài Thành Phụ Tướng thi tập, Ngự chế Cổ Kim Thể Cách Thi Pháp, Minh Lương Hỷ Khởi tập…

Nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn cũng đạt đến đỉnh cao dưới thời vua Thiệu Trị. Thời kỳ này, vua Thiệu Trị cho xây dựng hàng loạt những công trình kiến trúc có quy mô, như vườn Cơ Hạ, điện Khâm Văn, Thanh Hạ Thư lâu…

Phát hiện bất ngờ trên văn bia trước chùa Từ Đàm ảnh 5
Phát hiện bất ngờ trên văn bia trước chùa Từ Đàm ảnh 6

Từ Đàm là nơi thường xuyên đón nhiều du khách, khách hành hương, phật tử, tín hữu đến tham quan, lễ chùa

Vua Thiệu Trị cũng là một vị vua rất trọng đạo Phật. Ngoài việc xây dựng những công trình cung điện, nhà vua còn cho trùng tu, xây dựng nhiều ngôi chùa lớn như: chùa Diệu Đế, tháp Phước Duyên 7 tầng ở chùa Thiên Mụ… Tên của ngôi chùa Từ Đàm ngày nay tại Huế cũng do vua Thiệu Trị đặt.

Với việc khắc sai tên vua Thiệu Trị trên văn bia chùa Từ Đàm, một phật tử tại Huế cho biết, có thể trong quá trình tạo tác văn bia, người khắc chữ đã khắc sai tên vua Thiệu Trị thành Triệu Trị. Lỗi khắc chữ này trên văn bia sẽ được báo cho sư trụ trì chùa để xem xét cho điều chỉnh lại.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.