Hào hứng lễ hội ẩm thực ‘Kinh đô Huế với bốn phương’
TPO - Hưởng ứng tuần lễ cao điểm Festival Huế 2022 tổ chức từ ngày 25 đến 30/6, tại Huế đang diễn ra lễ hội ẩm thực “Kinh đô Huế với bốn phương”, thu hút nhiều du khách, nghệ nhân, chuyên gia, người dân tới trình diễn, chế tác, thưởng lãm các món đặc sản ngon, độc, lạ đến từ nhiều miền đất nước.
Lễ hội do Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) và Sở Du lịch TT-Huế phối hợp tổ chức cùng các cơ quan, đơn vị liên quan.
Với chủ đề “Tôn vinh quá khứ - kiến tạo tương lai”, lễ hội thuộc chuỗi sự kiện đồng hành cùng tuần lễ Festival Huế 2022 (thuộc Festival Huế 4 mùa), góp phần quảng bá, tạo lan tỏa và khẳng định một cách mạnh mẽ vị thế của ẩm thực Huế - thương hiệu văn hóa du lịch nổi bật.
Lễ hội thu hút gần 85 gian hàng trong không gian xanh bên dòng sông Hương thơ mộng, quy tụ hàng trăm nghệ nhân, chuyên gia và doanh nhân, doanh nghiệp nổi tiếng chuyên về ẩm thực đến từ 18 tỉnh, thành trong nước.
Lễ hội còn là cuộc giao lưu với những câu chuyện được kể theo hình thức sân khấu hóa dành tặng cho cộng đồng, công chúng, du khách đam mê ẩm thực.
Tại đây, thực khách có cơ hội thưởng thức nhiều món ẩm thực độc đáo, đa dạng, cầu kỳ như: Gà ác tần sâm tiến Vua, Chả mực Hạ Long giã tay, Khâu nhục Tiên Yên, Bún ốc nguội Hà Nội xưa, Nem Bùi Lê Gia, Gỏi gà măng cụt, Chè tiến vua (Hoài Sơn Thụ Dự), Bò nhúng mắm ruốc, Bánh bao nghệ thuật, Bánh Cung đình Huế…
Du khách Tây hào hứng thưởng thức các món ẩm thực tại lễ hội
Nhiều món ngon, độc, lạ để thực khách, khách du lịch, người dân Huế lựa chọn khi đến với lễ hội ẩm thực “Kinh đô Huế với bốn phương”. (Nguồn ảnh: Sở Du lịch TT-Huế)
TP - Hiện chỉ còn hai người nói được, tiếng N|uu không chỉ là một trong những ví dụ tiêu biểu về sự đa dạng văn hóa của nhân loại, mà còn là đường liên kết giữa chúng ta và loài người sơ khai.
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.
TPO - Tối 3/6, hàng ngàn du khách cùng tăng ni, phật tử và những người quan tâm đến Phật giáo từ khắp nơi trong cả nước đã tham dự Lễ Phật đản phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình.
TPO - Ngày 2/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Khai mạc lớp truyền dạy kỹ năng đánh chiêng Arap và dân vũ của dân tộc Gia Rai cho 25 học viên tại xã Ea Sol, huyện Ea H’leo.
TPO - Các di sản vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia đợt này thuộc các lĩnh vực tập quán xã hội và tín ngưỡng; nghệ thuật trình diễn dân gian; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống...
TPO - Từ ngày 1 - 30/6/2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động nhân tháng "Ngày hội gia đình" chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.
TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...
TPO - Trước thực trạng Tây Nguyên thiếu giáo viên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị nên chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, nhất là người dân tộc thiểu số (DTTS).