Có gì đặc biệt trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ của người dân Huế?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Từ bao đời nay, dân Việt Nam vẫn duy trì tục ăn Tết Đoan Ngọ. Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền, như ở Cố đô Huế, người dân có cách soạn cỗ cúng với những món ăn không giống với nhiều nơi khác.

Đáng chú ý, trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ của người dân xứ Huế luôn có những món không bao giờ thiếu đó là thịt vịt, chè kê và bánh tráng (đa) nướng.

Theo quan niệm dân gian ở Huế, mùng 5/5 âm lịch là ngày khí trời nóng nực, nhiệt độ cao, nên người ta dùng thịt vịt có tính mát, bổ, để quân bình nhiệt - hàn giữa trời và người. Mặt khác, sau khi vừa kết thúc một vụ thu hoạch lúa, từ mùng 5/5 trở đi, vịt nuôi bắt đầu vào mùa, thịt béo hơn, ngon hơn. Chính vì vậy, món ăn từ thịt vịt luôn được nhiều người lựa chọn trong dịp Tết Đoan Ngọ.

Có gì đặc biệt trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ của người dân Huế? ảnh 1

Trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ của người Huế luôn có món thịt vịt

Vào ngày này, dù gia đình khá giả hay nhà nghèo khó, người dân đều ra chợ từ sớm để lựa chọn những con vịt to, béo chuẩn bị cho mâm cỗ Tết.

Thường thì người dân sẽ làm món thịt vịt luộc chấm nước mắm gừng ăn kèm rau sống, chuối xanh, trái vả. Tuy nhiên, ngày nay, người Huế còn tạo ra nhiều món ăn ngon và hấp dẫn từ vịt. Đó là món cháo vịt, bún vịt xáo măng, vịt quay, vịt tiềm (tầng) thuốc bắc, gỏi vịt, vịt nấu chao…

Có gì đặc biệt trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ của người dân Huế? ảnh 2
Có gì đặc biệt trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ của người dân Huế? ảnh 3

Chè kê dùng kèm với bánh tráng nướng là món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ của người dân Huế

Chè kê cũng là món ăn đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ tại Huế. Những hạt kê mua về sau khi xát sạch vỏ được ngâm với nước, tiếp đó đun sôi đến khi nở mềm, tạo thành thứ cháo sền sệt. Người nội trợ cho thêm đường và nước gừng trộn đều để tạo thành nồi chè kê thơm phức với màu vàng óng bắt mắt.

Dù nguyên liệu hạt kê không khó tìm tại Huế, nhưng món chè kê chỉ thường được chế biến mỗi dịp Tết Đoan Ngọ. Ngày thường, dân Huế không có thói quen ăn chè kê, mà hay dùng những loại chè khác như chè đậu xanh, chè trái cây, chè đậu ngự, đậu ván, đậu đỏ, chè bột lọc, chè khoai môn…

Có gì đặc biệt trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ của người dân Huế? ảnh 4
Có gì đặc biệt trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ của người dân Huế? ảnh 5
Có gì đặc biệt trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ của người dân Huế? ảnh 6

Bày soạn cỗ bàn với thịt vịt, chè kê dâng cúng tổ tiên ông bà trong ngày Tết Đoan Ngọ tại Huế

Người Huế khi ăn chè kê thường dùng kèm với món bánh tráng mè nướng giòn. Bánh tráng tách thành miếng nhỏ dùng thay thìa để xúc chè. Khi ăn, vị giòn của bánh tráng nướng hòa với vị ngọt của đường, vị dẻo thơm của hạt kê chín nhừ, vị thơm cay thoang thoảng của gừng tươi khiến món chè trở nên hấp dẫn, lạ miệng.

Ngoài những món không thể thiếu kể trên, ngày nay, mâm cỗ Tết Đoan Ngọ của người Huế còn có thêm các món thịt heo quay, thịt heo luộc, gà hấp, gà quay, chả lụa, bánh ướt, bún…

Không rõ bắt đầu từ thời điểm nào, Tết Đoan Ngọ tại Huế còn được gọi là “Tết sui gia”. Vào ngày này, gia đình có người con trai sắp cưới vợ thường sắm lễ vật gồm nếp, đậu xanh, một cặp vịt béo đến biếu (đi Tết) nhà gái… Thường thì nhà gái chỉ nhận một nửa, phần còn lại sẽ biếu cho nhà trai để thể hiện sự chia ngọt sẻ bùi, kết nối tình thâm giao thắm thiết giữa hai nhà. Đây cũng là dịp để chàng rể ra mắt gia đình vợ.

Có gì đặc biệt trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ của người dân Huế? ảnh 7
Có gì đặc biệt trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ của người dân Huế? ảnh 8
Có gì đặc biệt trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ của người dân Huế? ảnh 9

Món vịt tiềm nấu thuốc bắc trong mâm cỗ Tết Mùng Năm tại Huế

Thêm một điều đặc biệt trong ngày Tết Đoan Ngọ của người dân Huế, vào giờ chính Ngọ (12 giờ trưa), nhiều gia đình còn có tục đi hái lá mùng 5. Họ hái những loại lá quen dùng thường ngày, mỗi thứ một ít mang về rửa sạch phơi khô để dùng làm thuốc, hay đun làm nước uống.

Người Huế tin rằng, lá mùng Năm sẽ chữa được “bách bệnh". Theo quan niệm người xưa, bất kỳ loại lá nào được hái đúng vào giờ Ngọ mùng 5/5 đều là thuốc cả. Bởi lẽ, đó là thời điểm có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ này có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, âm hư.

Tết Đoan Ngọ (Tết Mùng Năm) còn được gọi là Tết Đoan Dương. Tại Việt Nam, ngày này còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là “Tết diệt sâu bọ”. Đây là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng… Đây còn là dịp mà mọi người thường quây quần bên nhau, nấu những món ăn ngon cho cả gia đình cùng thưởng thức.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong phát triển văn hóa truyền thống

Phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong phát triển văn hóa truyền thống

TPO - "Cần phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong phát triển văn hóa truyền thống. Tạo mọi điều kiện nâng cao mức thụ hưởng và tham gia hoạt động sáng tạo văn hoá của nhân dân. Kết hợp hài hoà việc bảo tồn và phát triển giá trị di sản văn hoá với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững", Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh.
Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TPO - Tại Tây Nguyên ghi nhận có trên 1.600 loại cây thuốc, riêng Đắk Nông có hơn 725 loài. Đắk Nông được xem là vùng đất tiềm năng để phát triển trồng một số cây dược liệu trên quy mô lớn. Nhiều loài cây dược liệu quý có nguy cơ tuyệt chủng, được ghi nhận phân bố ở dưới tán rừng tự nhiên thuộc khu vực các xã của huyện Đắk Glong.
Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

TPO - “Hành trình vi chất: Đi khắp nẻo đường - Cùng con vững bước” đã khép lại vào ngày 19/11 tại xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La với hơn 850 em nhỏ được thăm khám, phát thuốc và trao quà. Đây là chuyến đi có số lượng trẻ được thăm khám nhiều nhất và cũng để lại nhiều trăn trở nhất cho đoàn thiện nguyện.
Yến tại gian hàng giới thiệu sản phẩm tại sự kiện Techfest 2023. Ảnh: Hoài Văn

Cô gái Mã Châu hồi sinh làng lụa 600 năm

TP - Ðêm trước khi ra thành phố để nhận công việc tại một ngân hàng, Yến chuyện trò cùng ba. Những lời gan ruột, khắc khoải, của nghệ nhân cố bám trụ, giữ nghề khiến cô con gái động lòng, quyết tâm ở lại để vực dậy danh thơm tơ lụa Mã Châu.