Đổi thay bất ngờ tại ngôi chợ cổ xưa và nổi tiếng bậc nhất xứ Huế

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Gần 700 tiểu thương của ngôi chợ cổ xưa nhất xứ Huế là Đông Ba đã đồng loạt tổ chức sắp xếp lại không gian kinh doanh, trả lại diện tích một thời lấn chiếm cơi nới lô quầy buôn bán. Sau rất nhiều năm, đây là lần đầu tiên việc thực hiện giải tỏa lấn chiếm, sắp xếp các quầy hàng tại ngôi chợ có tuổi đời hơn 100 năm này được thực hiện một cách quy mô, tổng thể và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo tiểu thương.

Đến ngày 11/6, gần 700 tiểu thương chợ Đông Ba (phường Đông Ba, TP Huế) đã đồng loạt tổ chức sắp xếp lại không gian kinh doanh, hoàn thành việc hoàn trả lối đi nội bộ nguyên trạng ra vào chợ, sau một thời gian dài nơi này bị lấn chiếm diện tích để cơi nới lô quầy buôn bán.

Đổi thay bất ngờ tại ngôi chợ cổ xưa và nổi tiếng bậc nhất xứ Huế ảnh 1

Chợ Đông Ba (Huế) ngày xưa. Ảnh tư liệu

Đổi thay bất ngờ tại ngôi chợ cổ xưa và nổi tiếng bậc nhất xứ Huế ảnh 2

Chợ Đông Ba ngày nay. Ảnh tư liệu

Theo Ban Quản lý (BQL) chợ Đông Ba, hoạt động này nhằm từng bước hiện thực hóa chủ trương xây dựng chợ văn minh, thân thiện tại Huế.

Được biết, sau một thời gian dài các tiểu thương lấn chiếm diện tích để kinh doanh, hiện nay BQL chợ đã vận động bà con tiểu thương sắp xếp lại hàng hóa đúng vị trị tại các ki-ốt, quầy hàng; qua đó, trả lại nguyên trạng lối đi nội bộ, tạo đường thông hè thoáng, đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy. Các khu vực đến nay đã thực hiện xong giải tỏa, sắp xếp gồm lầu chuông trên, lầu chuông dưới, các cổng số 1, 2 và số 12 của chợ.

Đổi thay bất ngờ tại ngôi chợ cổ xưa và nổi tiếng bậc nhất xứ Huế ảnh 3

Lần đầu tiên tại chợ Đông Ba diễn ra việc sắp xếp, phục hồi lại nguyên trạng diện tích không gian trên phạm vi và quy mô lớn

Đổi thay bất ngờ tại ngôi chợ cổ xưa và nổi tiếng bậc nhất xứ Huế ảnh 4

Có hơn 700 tiểu thương chợ Đông Ba tiến hành sắp xếp lại không gian kinh doanh, trả lại nguyên trạng phần diện tích từng bị cơi nới. Ảnh: P.T.Đ

Bà Hoàng Thị Như Thanh, Trưởng BQL chợ Đông Ba, cho biết, bình quân mỗi tiểu thương đã trả lại từ 0,2 - 1m2 diện tích lấn chiếm. Nếu tính tổng số gần 700 tiểu thương thực hiện trả lại không gian cơi nới, diện tích phục hồi theo nguyên trạng là rất lớn.

Chợ Đông Ba là ngôi chợ cổ xưa ở Huế, hình thành từ cuối thế kỷ 19, dưới thời nhà Nguyễn. Từ ngày thành lập chợ đến nay, đây là lần đầu tiên việc thực hiện giải tỏa, sắp xếp các quầy hàng được thực hiện một cách quy mô, tổng thể và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo tiểu thương.

Đổi thay bất ngờ tại ngôi chợ cổ xưa và nổi tiếng bậc nhất xứ Huế ảnh 5

Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định (thứ 2 từ trái sang) thăm hỏi tình hình kinh doanh của tiểu thương chợ Đông Ba. Ảnh: Nhân Võ

Đổi thay bất ngờ tại ngôi chợ cổ xưa và nổi tiếng bậc nhất xứ Huế ảnh 6

Ban quản lý chợ Đông Ba tiếp xúc, động viên tiểu thương chấp hành trả lại không gian thông thoáng cho các lối đi trong chợ. Ảnh: P.T.Đ

Theo bà Hoàng Thị Như Thanh, đây không đơn thuần là công tác chỉnh trang chợ, mà sau hai năm bị ảnh hưởng kinh doanh do dịch bệnh, các tiểu thương đã tự giác sắp xếp lại không gian buôn bán, chuẩn bị nhiều hàng hóa mới, với mong muốn mời du khách đến Huế tham quan, mua sắm ngày một nhiều hơn, đặc biệt trong dịp tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra vào cuối tháng 6 tới.

Đổi thay bất ngờ tại ngôi chợ cổ xưa và nổi tiếng bậc nhất xứ Huế ảnh 7
Đổi thay bất ngờ tại ngôi chợ cổ xưa và nổi tiếng bậc nhất xứ Huế ảnh 8
Đổi thay bất ngờ tại ngôi chợ cổ xưa và nổi tiếng bậc nhất xứ Huế ảnh 9

Cưa cắt, xử lý các vị trí lô quầy cơi nới lấn chiếm bên trong chợ Đông Ba. Ảnh: P.T.Đ

Nói về lý do lấn chiếm không gian chợ Đông Ba trước đây, một tiểu thương chia sẻ: “Do lượng hàng nhiều, trong khi diện tích quầy ki-ốt nhỏ, để khách hàng có nhiều lựa chọn sản phẩm cần mua, cũng như để bán được nhiều hàng, các tiểu thương đã bày thêm hàng ở lối đi chung. Sau khi nghe BQL chợ kêu gọi, vận động, chúng tôi đã dọn dẹp thu gom hàng hóa, trả lại không gian vốn có trước đây”.

Còn theo đánh giá của Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định, chợ Đông Ba đã thực sự thay đổi khi tiểu thương xem đây như là nhà của mình. Từ sự chung tay này, chợ Đông Ba đã không còn những cảnh nói thách, mất an ninh trật tự, thay vào đó là sự thân thiện, văn minh và tạo nên những điều "rất Huế". Địa điểm thương mại và giàu tính văn hóa lịch sử này luôn là nơi đáng để du khách đặt chân tới mỗi khi ghé thăm Cố đô Huế.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

 Khám phá nét ẩm thực 54 dân tộc Việt Nam

Khám phá nét ẩm thực 54 dân tộc Việt Nam

TPO - Trong tháng 10, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, trong đó chủ đề chính là “Khám phá nét ẩm thực dân tộc”.
Đưa mô hình sinh kế bền vững đến đồng bào Khmer

Đưa mô hình sinh kế bền vững đến đồng bào Khmer

TPO - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Cần Thơ phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation tại Việt Nam (Viện FNF Việt Nam) vừa tổ chức lớp tập huấn tiếp cận mô hình sinh kế hiệu quả với chi phí ban đầu rất thấp cho đồng bào Khmer tại thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
Di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông

Di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông

TPO - Đó là trưng bày chuyên đề do Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) phối hợp Phòng Văn hóa Thông tin (VHTT) huyện Nam Đông tổ chức, gắn với thông điệp về bảo tồn di sản văn hóa. Qua đó, tăng cường sự hiểu biết, ý thức tôn trọng, giữ gìn giá trị tinh hoa các di sản văn hóa truyền thống do đồng bào dân tộc thiểu số sáng tạo nên trong tiến trình phát triển xã hội.
Nữ sinh dân tộc Mông háo hức khám phá Bảo tàng lịch sử Quốc gia

Nữ sinh dân tộc Mông háo hức khám phá Bảo tàng lịch sử Quốc gia

TPO - Đây là lần thứ 2 nữ đại biểu Thào Thị Anh, sinh viên năm cuối trường Cao đẳng Sơn La xuống Hà Nội và là lần đầu tiên được tham quan, trải nghiệm ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Nữ sinh dân tộc Mông háo hức theo chân hướng dẫn viên tìm hiểu các hiện vật và lịch sử dân tộc trong niềm tự hào.