Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Huế

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tại hội thảo khoa học về phát triển văn hóa, con người Huế, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, đã lưu ý nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của giá trị văn hóa, sức mạnh con người trong phát triển TT-Huế trên cơ sở quán triệt tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Ngày 25/6, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy TT-Huế tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển văn hóa, con người Huế theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị”.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy TT-Huế Lê Trường Lưu chủ trì hội thảo.

Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Huế ảnh 1
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu đề dẫn

Hội thảo nhận được 60 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo quản lý thuộc các ban ngành của tỉnh TT-Huế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các ban ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương, các cơ quan nghiên cứu.

Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, mô hình và cách làm của TT-Huế là thực tiễn mới hết sức sinh động về việc triển khai những quan điểm, nhiệm vụ trọng tâm đột phá chiến lược thể hiện trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII và Kết luận của Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ II, với tinh thần nhất quán, xuyên suốt: Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

Việc khai thác, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Huế cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò về giá trị văn hóa, sức mạnh của con người trong phát triển TT-Huế trên cơ sở quán triệt tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy TT-Huế Lê Trường Lưu khẳng định, TT-Huế là vùng đất lưu giữ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần phong phú, đa dạng, đặc sắc, có hệ thống di sản vật thể cùng những giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Huế ảnh 2

TT-Huế đang xây dựng, phát triển đô thị theo hướng “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”

TT-Huế cũng là đô thị đã và đang được xây dựng theo hướng “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”, với hạt nhân là thành phố Huế - thành phố di sản văn hóa thế giới, thành phố Festival, thành phố Văn hóa ASEAN, thành phố xanh - sạch - sáng và thông minh...

Sau hơn 2 năm triển khai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, TT-Huế không ngừng nỗ lực, vươn lên, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, tạo thế và lực mới trong tiến trình xây dựng TT-Huế trở thành “đô thị di sản” đặc sắc của khu vực và cả nước.

Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Huế ảnh 3

Quang cảnh hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề trọng tâm như: Sự quan tâm và tầm nhìn chiến lược của Đảng đối với sự phát triển của TT-Huế. Vị trí địa chính trị, địa kinh tế, địa văn hóa quan trọng của TT-Huế đối với sự phát triển, ổn định của các tỉnh miền Trung -Tây Nguyên, cũng như sự phát triển chung của cả nước. Những giá trị độc đáo, riêng biệt, hấp dẫn của văn hóa, con người Huế. Vai trò của văn hóa, con người đối sự phát triển của TT-Huế trong tiến trình lịch sử.

Các chuyên gia, nhà khoa học cũng đề xuất những giải pháp về cơ chế, chính sách để khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng văn hóa và sức sáng tạo của con người Huế trong bối cảnh, tình hình hiện nay, nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đã đề ra.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Đà Nẵng: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đà Nẵng: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

TPO - Tuy số lượng Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn TP. Đà Nẵng không nhiều so với các tỉnh, thành phố khác, nhưng đã phát huy, khẳng định vai trò của mình tại cộng đồng dân cư vùng đồng bào DTTS, là lực lượng nòng cốt, cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân...
Bộ trưởng Hầu A Lềnh: 'Đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, cần chính sách riêng'

Bộ trưởng Hầu A Lềnh: 'Đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, cần chính sách riêng'

TPO - "Hiện nay chúng ta đang phân định vùng theo trình độ phát triển, chủ yếu dựa vào tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới… nhưng thực tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất khó khăn, cần phải có chính sách riêng", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết.
Chủ tịch nước chúc mừng Giáng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội

Chủ tịch nước chúc mừng Giáng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội

Trong không khí vui mừng chuẩn bị đón Lễ Thiên Chúa Giáng sinh 2022 và năm mới 2023, sáng 17/12, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, tặng quà, chúc mừng Tổng Giáo phận Hà Nội và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Cùng đi có lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương và TP. Hà Nội.