Mê mẩn những bức chạm khắc tuyệt đẹp tại ngôi chùa cổ Bắc Bộ
TPO - Chùa Bối Khê (tên chữ: Đại Bi tự) là một trong những ngôi chùa cổ ở Bắc Bộ tại xã Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Nội, với niên đại 600 năm. Chùa có diện tích khoảng 5.000m², có lối kiến trúc độc đáo.
Tương truyền chùa được xây dựng từ năm 1338 dưới thời Trần. Chùa được trùng tu và mở rộng nhiều lần trong các triều đại sau này. Với niên đại 600 năm, ngôi chùa lưu giữ nhiều nét độc đáo trong văn hóa.
Chùa thờ Phật, Tam Tòa Thánh Mẫu, thờ Đức thánh Bối Nguyễn Đình An - người có công đánh giặc phương bắc và cũng lưu giữ nhiều dấu tích tôn giáo của phái Trúc Lâm, Đạo giáo, Khổng giáo.
Trước khi đến cổng Tam quan, du khách sẽ đi qua hệ thống gồm cổng Ngũ Không môn và cây cầu bắc qua một con ngòi. Cổng Tam quan gồm ba gian bằng gỗ, kết cấu theo kiểu hai tầng tám mái, một gian hai chái. Tầng trên là gác chuông gồm 2 quả chuông lớn được đúc vào năm 1844 và 1908.
Kiến trúc chùa Bối Khê có tiền đường, hành lang tả hữu, nhà tam bảo đều bằng gỗ dựng theo hình chữ quốc. Hậu đường được kết nối với điện thờ Thánh có hình chữ công. Toàn bộ kiến trúc được sắp xếp cân xứng hai bên theo một trục chính. Trước cổng chùa là không gian rộng lớn với cây đề, cây đa cổ thụ và 5 ngôi tháp mộ của các vị sư trụ trì.
Bậc thềm phía trước thượng điện còn lưu giữ vết tích của gạch cả thời Mạc và thời Lê, với hoa văn và linh vật trang trí chạm nổi còn gần như nguyên vẹn. Các mảng chạm gỗ của chùa phần lớn là từ thời Nguyễn.
Phía sau là hậu cung thờ Đức thánh Bối, với kiểu kiến trúc hai tầng tám mái, bằng gỗ, với nhiều mảng chạm tinh xảo, cầu kỳ mang họa tiết hoa sen, hoa cúc, rồng, mây…
Trải qua nhiều thời kỳ, chùa Bối Khê cũng lưu giữ được nhiều hiện vật độc đáo có những niên đại khác nhau, trong đó đặc biệt là các tượng La Hán bằng đất nung tuyệt đẹp, vô cùng sinh động và chân thực, thể hiện các gương mặt, tư thế khác nhau.
Cổng chùa có 5 cửa, phía trên cửa chính có dòng chữ Đại Bi Tự
Trong chùa có nhiều bức điêu khắc gỗ độc đáo.
Bức chạm hình cây tùng
Bức chạm long lân vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo. Những bức chạm khắc hình rồng mang dấu ấn đặc trưng thời Trần
Hình chạm khắc gỗ tinh xảo ở mái hiên chùa.
Nói đến chùa Bối Khê, không thể không nhắc đến những cây hoa sen đất độc đáo. Theo nhà sư Thích Đàm Phượng, trước đây chùa có một cây sen đất lâu năm, nhưng đã chết. Những cây hiện nay được nhân giống từ cây sen cổ đó.
Mùa sen đất nở hoa là vào khoảng tháng 3 âm lịch, hoa trắng rồi dần ngả sang vàng, có hương thơm pha lẫn giữa hoa sen và hoa đại. Đến mùa hoa, cả khoảng sân chùa rộng ngát mùi thơm của hoa. Chỉ duy nhất chùa Bối Khê là có những cây hoa sen đất này.
TPO - Chiều 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
TPO - Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại Hà Tĩnh đã giúp nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, tạo động lực, tiếp sức để phụ nữ vùng biên giới có ý chí vươn lên…
TPO - Ngày 17/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Giáo dục huyện A Lưới tổ chức lễ tuyên dương các học sinh đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2022 - 2023, tại huyện A Lưới.
TP - Là một trong 4 thí sinh nữ trúng tuyển vào Học viện Hậu cần năm 2023, không những thế, Vi Thị Thu còn đạt mức điểm cao nhất, trở thành nữ thủ khoa đầu vào của học viện.
TPO - Xóa nhà tranh tre dột nát, hỗ trợ cây, con giống để phát triển sản xuất là những điều ý nghĩa mà mô hình “cây ATM 1.000 đồng” đã mang lại cho người dân nghèo ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An.
TP - Vì nhẹ dạ, cả tin vào những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao”, nhiều phụ nữ người Cor ở huyện miền núi Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) đã bị các đối tượng xấu dụ dỗ bán ra nước ngoài, rồi đòi người nhà gửi số tiền rất lớn để chuộc.
TPO - Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch được tỉnh Bình Dương quy hoạch trên tổng diện tích 5,4 ha. Bình Dương dự chi hơn 200 tỷ đồng để đưa làng nghề hơn 300 năm trở thành điểm du lịch.
TPO - Từ ngày 16/9 đến hết tháng 9 tại huyện Hoàng Su Phì, UBND huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang tổ chức Tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì năm 2023.
TPO - Cục Đường bộ vừa trình Bộ GTVT dự thảo sửa thông tư 12/2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, trong đó đề xuất bãi bỏ quy định “Giấy xác nhận người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt” đối với học viên khi thi bằng lái xe.
TPO - Bắt đầu từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 là thời điểm bước vào “mùa vàng”, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì (Hà Giang) lại trùng trùng điệp điệp nhuộm vàng cả vùng đẹp ngỡ ngàng khó có thể rời mắt.