Giữ nghề dệt thổ cẩm ở Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
Thợ dệt 76 tuổi Lý Ngạn Phân ở Quảng TâyẢnh: Xinhua
Thợ dệt 76 tuổi Lý Ngạn Phân ở Quảng TâyẢnh: Xinhua
TP - Một ngày đầu tháng 10/2021, trước khung dệt truyền thống làm bằng gỗ, bà Lý Ngạn Phân, 76 tuổi, người dân tộc thiểu số Choang ở Trung Quốc, ngồi dệt thổ cẩm như thường lệ.

Thổ cẩm Choang là một trong bốn loại thổ cẩm nổi tiếng nhất Trung Quốc. Năm 2006, kỹ năng dệt thổ cẩm Choang được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Trung Quốc.

Sống ở huyện Long Châu, tỉnh Quảng Tây, một trong những cái nôi của thổ cẩm Choang, bà Lý có kỹ năng dệt điêu luyện, mỗi ngày có thể dệt được đoạn thổ cẩm dài 20 cm. “Người Choang ngày xưa dùng thổ cẩm làm của hồi môn. Dệt thổ cẩm là một phương pháp để kiểm tra xem cô gái có siêng năng và khéo léo hay không. Tuy nhiên, kỹ năng dệt thổ cẩm truyền thống bị phai nhạt dần vì thổ cẩm thời xưa dày, nặng và không hợp làm quần áo”, bà kể.

Năm 2016 là một bước ngoặt đối với việc kế thừa và phát huy nghề dệt thổ cẩm Choang truyền thống. Hiệp hội Nghiên cứu phát triển nghề dệt và thêu Quảng Tây phối hợp Bảo tàng Khu tự trị Choang Quảng Tây và Công ty Văn hóa-nghệ thuật Quảng Tây xây dựng Xưởng dệt thổ cẩm Long Châu để tạo ra các sản phẩm sáng tạo từ thổ cẩm Choang.

Giống bà Lý, gần 60 phụ nữ tham gia lao động trong xưởng dệt. Mỗi ngày họ chỉ làm việc 2-4 tiếng, không ảnh hưởng tới việc khác như học tập (thợ dệt nhỏ tuổi nhất là bé gái 12 tuổi), chăm sóc gia đình… Mức lương hằng năm của mỗi người là hơn 10.000 nhân dân tệ (hơn 35 triệu đồng).

Theo các dấu tích khảo cổ, thổ cẩm Choang với màu sắc đậm, họa tiết hoa cỏ, chim muông khởi nguồn từ thời Tây Hán (206 TCN-24 SCN), phát triển dưới thời nhà Đường (618-907) và Tống (960-1279), được cải tiến dưới thời nhà Minh (1368-1644) và Thanh (1644-1911).

Khi lên 14 tuổi, chị Lý Đông Liên bắt đầu học dệt thổ cẩm Choang từ mẹ mình. Giờ đây, ở tuổi 39, chị là một trong những thợ dệt nổi tiếng nhất trong vùng. Trước đây, chị phải tha hương cầu thực, nhưng từ năm 2016, khi trở lại quê hương, chị tổ chức cho phụ nữ trong làng dệt thổ cẩm, học kỹ năng mới, phát triển nhiều sản phẩm lạ, đẹp mắt.

Thổ cẩm Choang đangvươn ra thế giới. Gần đây, thổ cẩm dệt từ sợi bông và tơ đã đến với nước Ý xa xôi, một phần nhờ sự làm việc trực tuyến của nhà thiết kế thời trang Ý Giancarlo Mossi Borella trong thời kỳ COVID-19. Ông Borella nói sẽ đưa thổ cẩm Choang đến các tuần lễ thời trang châu Âu.

Theo Xinhua, China Daily
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Ngày hội Văn hóa và Quảng bá sản phẩm lần thứ nhất tại Đài Loan (Trung Quốc)

Ngày hội Văn hóa và Quảng bá sản phẩm lần thứ nhất tại Đài Loan (Trung Quốc)

TPO - Ngày 26/8, tại Đài Loan (Trung Quốc) đã diễn ra Ngày hội Văn hoá và Quảng bá sản phẩm lần thứ nhất. Sự kiện do Hiệp hội Doanh nghiệp Việt - Đài phối hợp với Văn phòng Văn hoá Kinh tế Việt Nam tại Đài Bắc, các doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn, kinh doanh tại Đài Loan (Trung Quốc) và các cơ quan liên quan tại Đài Loan (Trung Quốc) phối hợp tổ chức.
Khi du lịch phát triển quá mức

Khi du lịch phát triển quá mức

TP - Du lịch phát triển quá mạnh mẽ cũng có thể trở thành một vấn đề – và các thành phố lịch sử đang bắt đầu đứng lên chống trả. Nhưng liệu những người dân địa phương có thể ngăn chặn làn sóng du khách đông đúc, ồn ào không?
Một góc làng Baduy Dalam.

Ngôi làng Indonesia muốn cắt bỏ Internet

TP - Cách bốn giờ lái xe khỏi sự hối hả và nhộn nhịp của thủ đô Jakarta là ngôi làng Baduy Dalam hẻo lánh, nơi những “cạm bẫy” của cuộc sống hiện đại bị xa lánh. Người dân tộc Baduy Dalam từ chối tiền bạc, công nghệ và giáo dục chính quy, đồng thời cũng hạn chế khách du lịch đến thăm và ghi lại cuộc sống của họ.
Người Nhật ngày càng ít ăn cơm

Người Nhật ngày càng ít ăn cơm

TP - Từng là thành phần thiết yếu trong mỗi bữa ăn, món cơm truyền thống đang ngày càng trở nên lép vế so với các đồ ăn khác tiện lợi và rẻ hơn. Vấn đề này báo hiệu tình trạng trên khắp châu Á - vốn là quê hương của lúa gạo.