TPO - Làng nghề chổi đót Hà Ân (ở xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) có tuổi đời hàng trăm năm, mỗi ngày làm ra hàng nghìn chiếc, tạo công ăn việc làm cho người địa phương.
Tại thôn Hà Ân (xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) hiện có hơn 160 hộ dân làm chổi đót. Nghề làm chổi đót ở đây được cha ông truyền lại, có tuổi đời hàng trăm năm nay.
Làng nghề chổi đót Hà Ân nổi tiếng nhất Hà Tĩnh. Chổi của làng được bán ở TPHCM, Đồng Nai, Hà Nội, thậm chí xuất khẩu sang Campuchia, Trung Quốc.
Nguyên liệu chính để làm chổi là cây đót, dây mây, hoặc dây nhựa, tre.
Trước đây, cây đót có nhiều ở các vùng núi thị xã Hồng Lĩnh, huyện Hương Sơn, Vũ Quang. Nhưng hiện nay nguồn nguyên liệu này hiếm dần.
So với các ngành nghề khác, nghề làm chổi không lãi nhiều. Nhưng ở vùng nông thôn, đây là nguồn thu nhập thêm ngoài làm ruộng.
Theo ông Phan Trường Sơn (65 tuổi), ở làng từ già trẻ, gái trai đều biết làm chổi đót. Riêng bản thân ông theo nghề này từ khi còn nhỏ.
Cây đót sau khi mua về, người dân sẽ tách tỉa phần ngọn, phần cuống riêng. Sau đó cột lại thành từng bó, dùng dây mây buộc chặt.
Để cán chổi cầm chắc tay hơn, người dân sử dụng thêm tre.
Công đoạn làm chặt phần chổi quan trọng nhất, đòi hỏi sự tỉ mỉ.
Công đoạn kết chổi.
Chổi đót Hà Ân có hai kiểu là chổi đót cán nhựa và chổi cán đót. Chổi cán nhựa làm nhanh và giá thành thấp hơn chổi cán đót. Mỗi ngày trung bình một người sẽ hoàn thiện từ 15-20 chổi cán đót, còn cán nhựa trên 30 cái.
Gia đình bà Phan Thị Thủy (50 tuổi, thôn Hà Ân) có 4-5 người cùng làm chổi. Mỗi ngày làm được trên 100 chổi cán nhựa. "Đợt này do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên chổi khó tiêu thụ, còn trước đây làm ngày nào là hết ngày đó. Đặc biệt dịp Tết “cháy hàng”", bà Thủy cho biết.
“Nhờ nghề làm chổi mà gia đình có tiền nuôi con ăn học. Mỗi ngày chi ít tôi cũng kiếm được 100 ngàn đồng”, bà Thuỷ nói.
"Thời gian để làm chổi đót rất thoải mái, rảnh lúc nào thì làm lúc ấy. Trung bình mỗi tháng sau khi trừ hết các chi phí, một người cũng kiếm được khoảng 4 triệu đồng", ông Lê Tiến Việt (60 tuổi) cho hay.
Người dân sử dụng dao để cắt phần cán chổi.
Ông Lê Tiến Lương - Chủ tịch UBND xã Thạch Mỹ cho biết, hiện có 160 hộ dân đang duy trì nghề làm chổi đót tập trung ở thôn Hà Ân. Nghề làm chổi đót này có từ lâu đời, phải đến hàng trăm năm. Theo Chủ tịch UBND xã Thạch Mỹ, một người dân nơi đây có thể kiếm được 3-4 triệu đồng/tháng từ làm nghề chổi đót.
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).
TPO - Làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) nổi tiếng với nghề tạc tượng gỗ truyền thần. Ngôi làng truyền thống này còn lưu giữ, thờ tượng Đức Linh Lang Đại Vương, pho tượng gỗ có thể đứng lên, ngồi xuống một cách nhẹ nhàng, khoan thai.
TPO - Sáng 2/2, tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ khai hội xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023. Đặc biệt, chương trình có rước mộc bản “Cư trần lạc đạo phú” là di sản tư liệu thế giới từ chùa Vĩnh Nghiêm lên Tây Yên Tử.
TPO - Ngôi thánh đường dài 37m, rộng 14m với điểm cao nhất trên đỉnh tháp chuông là 28m, được xây dựng từ hàng vạn viên đá được lấy từ vùng núi Thanh Hóa.
Không phải tự nhiên mà các phượt thủ treckking lại ham mê những ngọn núi của Lai Châu. Bởi vì trong Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam do khách du lịch và phượt thủ đánh giá, trang viettrekking.vn chọn thì Lai Châu có đến 6 đỉnh núi hùng vĩ và thu hút du khách. Sau khi chinh phục, các tay treckking chuyên nghiệp đánh giá Lai Châu có 3 cái nhất: Nơi có đỉnh núi khó chinh phục nhất; có đỉnh núi đẹp nhất; có nhiều đỉnh núi để khám phá nhất.
TPO - Tới miền Tây xứ Nghệ vào khoảng thời gian này, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hùng vĩ, ôm ấp bởi những làn mây trắng tinh khôi kì ảo đẹp tựa chốn thiên đường.
TPO - Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Phúc Lạc (xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) được đánh giá là công trình tượng Phật lớn nhất Bắc Trung Bộ.
TPO - Những ngày này, người dân trồng hành tăm ở xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch để phục vụ thị trường Tết. Mỗi sào trồng hành tăm mang về cho họ thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.
TPO - Nghi thức "cúng vợt sợi bông" của đồng bào dân tộc Ba Na được tái hiện trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
TPO - Những ngày nghỉ Tết Dương lịch, hàng nghìn du khách mỗi ngày đổ về ngắm hoa mai anh đào đang nhuộm đỏ thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, Kon Tum.