TPO - Tối 23/9 (tức 9/8 âm lịch), hàng nghìn người dân đổ về khu vực phường Nguyễn Du (thành phố Hà Tĩnh) tham gia lễ hội rước đèn trung thu, chiêm ngưỡng những linh vật khổng lồ đi trên phố.
TPO - Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại Hà Tĩnh đã giúp nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, tạo động lực, tiếp sức để phụ nữ vùng biên giới có ý chí vươn lên…
TPO - 31 nam giới tại Hà Tĩnh được kết nạp vào Hội LHPN Việt Nam đều là những người có uy tín, tầm ảnh hưởng, tích cực đóng góp cho sự tiến bộ của phụ nữ và hoạt động Hội thời gian qua.
TPO - Đền thờ được xây dựng tại khu vực lòng hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), để tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh tại trận địa sân bay dã chiến LiBi và tuyến đường 21, 22 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
TPO - Vài ngày nữa, người đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) sẽ đón Tết Lấp lỗ (ngày 7/7 âm lịch). Hoà chung niềm vui đón Tết, tuổi trẻ Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa hỗ trợ đồng bào nơi đây.
TP - Sinh viên trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh đã trải qua Mùa hè xanh đáng nhớ tại huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An), khi họ chung tay thực hiện hàng loạt công trình, phần việc góp phần đổi thay bản làng.
TPO - Đây là dịp để các nghệ nhân, diễn viên các câu lạc bộ và người dân 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, qua đó tiếp tục đẩy mạnh phong trào hát dân ca, không chỉ trong phạm vi 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh, mà còn lan tỏa rộng rãi đến cộng đồng người Nghệ xa quê, nhân dân cả nước và quốc tế.
TPO - Làng Trường Lưu (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) là làng cổ có tuổi đời hơn 600 năm với hệ thống di sản văn hóa đặc sắc. Đặc biệt, nơi đây có 3 di sản được UNESCO công nhận Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương gồm Mộc bản Trường học Phúc Giang, Hoàng hoa sứ trình đồ và hệ thống văn bản Hán Nôm.
TPO - Bộ sưu tập độc bản được viết tay bằng chữ Hán, Nôm gồm 48 tư liệu của 3 dòng họ tại làng Trường Lưu (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) được công nhận là Di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
TPO - Những ngày này, người dân giáo xứ An Nhiên (xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh) đang gấp rút hoàn thiện hang đá Bê-lem “khổng lồ” để chào đón Giáng sinh.
TPO - Những ngày này người dân trồng bưởi Phúc Trạch ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang hối hả thu hoạch bán cho thương lái. Nhờ trồng loại quả này, người dân miền núi phát triển làm giàu, có những hộ thu tiền tỷ/năm.
TPO - Được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp Tỉnh vào năm 2019 nhưng đến nay đền Voi Quỳ 700 năm tuổi đang "kêu cứu" khi nhiều hạng mục xuống cấp, hư hỏng nặng.
TPO - Đến dịp Rằm tháng 7, nhiều dòng họ ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) làm mâm cúng với những thế “gà bay”, “gà quỳ” rất độc đáo để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Đây là nét văn hoá truyền thống lâu đời của người dân huyện Lộc Hà.
TPO - Nằm trong Chương trình Vui tết Lấp Lỗ năm 2022 cho đồng bào dân tộc Chứt tại bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, ngày 3/8, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.
TPO - Không chỉ là công trình đại thuỷ nông lớn nhất Hà Tĩnh mà hồ Kẻ Gỗ còn được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho vẻ đẹp thơ mộng, trở thành địa điểm du lịch sinh thái thu hút khách.
TPO - Từ tờ mờ sáng, người dân tại thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đã chuẩn bị đồ nghề để xuống đầm rộng hơn 7ha để thu hoạch đài sen.
TPO - Mỗi tháng phiên chợ Nhe (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) chỉ hoạt động 6 - 8 ngày. Chợ bán trâu, bò này là nét độc đáo được người dân lưu truyền hơn 100 năm qua.
TP - Thôn Yên Lạc, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc được xem là cái nôi của nghề thủ công chằm áo tơi nổi tiếng nhất ở Hà Tĩnh, nghề đã tồn tại khoảng 300 năm. Dù cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng với người dân nơi đây thì còn mưa, còn nắng, còn đồng ruộng, còn nông dân là còn chằm áo tơi.
TPO - Những ngày này, người dân trồng hành tăm ở xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch để phục vụ thị trường Tết. Mỗi sào trồng hành tăm mang về cho họ thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.
TPO - Những ngày cận kề dịp Giáng sinh, người dân từ các nơi đổ về chiêm ngưỡng hang đá tuyệt đẹp do người dân Giáo xứ An Nhiên và Giáo Hạt Văn Hạnh (TP Hà Tĩnh) dựng lên.
TPO - Đền Eo Bạch đã có từ cách nay hơn 600 năm, tiền thân chỉ là một miếu nhỏ, tọa lạc dưới chân núi Ô Tôn, thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
TPO - Nghề làm nón lá Đan Du ở xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã truyền lưu trăm năm. Trải qua bao thăng trầm, người dân nơi đây vẫn âm thầm “giữ lửa” truyền nghề cho thế hệ trẻ.
TPO - Nghề làm bánh đa nem là nghề truyền thống xưa của người dân Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh). Dù làm ngày lẫn đêm, nhưng hàng hoá vẫn không đủ cung cấp ra thị trường.
TPO - Cổng tam quan ở chùa Thanh Lương được hoàn thành vào năm 2019, với 16 cột trụ, chủ yếu bằng gỗ lim, sến, được đánh giá là cổng chùa độc đáo, đẹp nhất ở Hà Tĩnh.