Độc đáo chợ phiên sắc màu của người H’Mông ở Đắk Nông

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Những ngày cuối năm, chợ phiên sắc màu người H’ Mông ở Đắk Nông tấp nập người mua, kẻ bán. Đồng bào từ các thôn, bản vùng cao nhộn nhịp xuống chợ. Tất cả tạo nên một bức tranh sinh động, đặc sắc.

Chợ phiên sắc màu người H’Mông được tổ chức tại xã Cư K’Nia, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Không chỉ riêng người H’Mông mà người Kinh, người Êđê, M’nông từ các vùng lân cận cũng về tham gia.

Độc đáo chợ phiên sắc màu của người H’Mông ở Đắk Nông ảnh 1
Thiếu nữ H’Mông khoe vẻ đẹp trong trang phục truyền thống tại chợ phiên

Đây là dịp để trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế của người đồng bào dân tộc H'Mông với các dân tộc khác trên địa bàn.

Độc đáo chợ phiên sắc màu của người H’Mông ở Đắk Nông ảnh 2
Du khách thích thú thuê trang phục H’Mông chụp ảnh

Di cư vào Tây Nguyên lập nghiệp, người H'Mông vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng riêng, góp phần tạo nên sắc màu đa dạng cho văn hoá Tây Nguyên.

Độc đáo chợ phiên sắc màu của người H’Mông ở Đắk Nông ảnh 3

Những tấm vải thổ cẩm đính hoạ tiết được bày bán

Nét đặc trưng nhất tại chợ phiên nằm ở khu bán vải thổ cẩm. Du khách có thể ngắm, tìm mua, thuê các trang phục thổ cẩm truyền thống được dệt máy hay làm thủ công. Các sản phẩm được bày bán phong phú về chủng loại màu sắc và kiểu dáng với mức giá dao động từ 400.000 đồng - 1.500.000 đồng/bộ (may máy) cho người lớn; từ 200.000 đồng - 500.000 đồng/bộ (may máy) cho trẻ em. Trong đó, trang phục truyền thống được làm thủ công luôn có mức giá cao dao động từ 3000.000 đồng - 5000.000 đồng/bộ kèm theo vô số món đồ trang sức bạc như vòng cổ, bông tai,...

Độc đáo chợ phiên sắc màu của người H’Mông ở Đắk Nông ảnh 4

Khăn đội đầu, áo, váy, thắt lưng, tạp dề đằng trước, xà cạp, đồ trang sức làm nên bộ trang phục hoàn chỉnh của phụ nữ H’Mông

Ngoài ra, khách đến chợ có thể chụp ảnh, hoá thân thành những cô gái bản trong trang phục truyền thống với mức giá thuê từ 100.000 đồng - 200.000 đồng/bộ đơn giản không hạt cườm, từ 400.000 đồng - 700.000 đồng/bộ có hạt cườm, tùy chất vải...

Độc đáo chợ phiên sắc màu của người H’Mông ở Đắk Nông ảnh 5
Tiết mục giao lưu văn nghệ giữa các dân tộc tại chợ phiên

Chị Dương Thị Giang (SN 2001, trú tại Đắk Rông) buôn bán tại chợ phiên chia sẻ, du khách đến với chợ phiên rất đông, nhiều người bày tỏ sự yêu thích với bộ trang phục người H'Mông bởi màu sắc đẹp, trang trí hoạ tiết bắt mắt. Nhiều du khách mua để chụp ảnh hoặc mang về làm kỷ niệm. Vì thế, trang phục truyền thống nổi bật trong danh sách các sản phẩm bán chạy nhất tại chợ phiên.

Độc đáo chợ phiên sắc màu của người H’Mông ở Đắk Nông ảnh 6

Một số thảo dược, bài thuốc dân gian được bày bán

Đáng chú ý, các gian hàng bày bán thảo dược thiên nhiên, bài thuốc dân gian xuất xứ từ Cao Bằng như nụ hoa tam thất, củ tam thất, quế,... cũng đặc biệt thu hút nhiều người quan tâm và mua.

Độc đáo chợ phiên sắc màu của người H’Mông ở Đắk Nông ảnh 7

Các bà, các chị ghé gian hàng áo, váy

Người H’Mông quan niệm, tới chợ không chỉ là để mua hay bán các mặt hàng thiết yếu, nhiều người tới chợ là để gặp gỡ, giao lưu kể cho nhau nghe những câu chuyện về cuộc sống, nét đẹp văn hóa đời thường,... Nhiều năm qua, chợ phiên đã trở thành nơi tác hợp cho nhiều đôi trai gái nên duyên vợ chồng.

Độc đáo chợ phiên sắc màu của người H’Mông ở Đắk Nông ảnh 8
Cuộc thi chọi trâu

Mỗi một dịp chợ phiên, người H’Mông còn tổ chức cuộc thi chọi trâu. Theo quan niệm của họ, ngoài giúp sức cho việc đồng áng, trâu có sức mạnh bảo vệ gia chủ khỏi thú dữ. Vì vậy, người H’Mông chọn gỗ chắc làm chuồng đẹp và chăm sóc cho chú trâu của mình. Việc chọn và huấn luyện trâu được truyền lại cho nhiều thế hệ con cháu.

Độc đáo chợ phiên sắc màu của người H’Mông ở Đắk Nông ảnh 9

Chú trâu thắng chọi được chủ nhân giữ lại chăm sóc, huấn luyện chứ không xẻ thịt như ở các cuộc thi khác

Đặc biệt, khách đến chợ phiên còn được thưởng thức các món ăn đặc sản đặc trưng như thắng cố, mèn mén, lợn bản, gà đen, rượu ngô,… Đồng thời, tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, múa hát cùng các thanh thiếu niên đồng bào H'Mông.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...