Liên hoan ẩm thực và rượu cần của người K’Ho ở Lang Biang

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Nhiều du khách có những trải nghiệm thú vị khi tham dự liên hoan ẩm thực và rượu cần dưới chân núi Lang Biang.
Liên hoan ẩm thực và rượu cần của người K’Ho ở Lang Biang ảnh 1

Cơm lam, thịt heo thả rông nướng là món được ưa chuộng của người K'Ho

Ngày 14/12, UBND huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) cho biết vừa tổ chức Liên hoan ẩm thực và rượu cần Lang Biang lần thứ I để giới thiệu với du khách những món ăn, thức uống truyền thống tại địa phương.

Già Kra Jăn Dí (xã Đạ Sar) cho biết, nguyên liệu làm rượu là những loại ngũ cốc thông thường như gạo, bắp, sắn... nhưng để có loại rượu cần ngon nhất thì người chưng cất dùng chất gây men được cất từ tinh chất của một số cây rừng.

Liên hoan ẩm thực và rượu cần của người K’Ho ở Lang Biang ảnh 2

Rượu cần và một số món ăn của người Cill ở xã Đạ Sar

Mặt khác, thay vì chưng cất bằng nhiệt như các loại rượu thông thường, người làng đem chóe rượu chôn xuống đất trong một khoảng thời gian nhất định để hình thành lớp nước cốt rượu màu vàng sánh với hương vị hết sức đặc trưng.

Đó là phương pháp làm rượu cần theo cách truyền thống, nhưng ngày nay ít người làm được như thế vì các loại thảo dược dùng làm men rượu ngày càng hiếm. Hiện người làng thường dùng men gạo để làm rượu.

Để làm men gạo, trước hết phải xay bột loại gạo trồng trên nương, ủ khoảng 3 tuần để bột này lên men, sau đó phơi khô, xay nhuyễn.

Rượu cần làm bằng men cây rừng sẽ có hương thơm nồng, vị ngọt và đậm đà hơn men gạo hoặc men công nghiệp; càng để lâu rượu càng ngon.

Liên hoan ẩm thực và rượu cần của người K’Ho ở Lang Biang ảnh 3

Thịt trâu hun khói ngon nức tiếng ở Lang Biang

Trên triền đồi, bên những bếp lửa hồng rực, các sơn nữ K’Ho trong trang phục truyền thống chuẩn bị món ăn từ sản vật của núi rừng. 8 đội tham dự liên hoan đến từ các xã, thị trấn và các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện. Mỗi đội mang đến liên hoan những món ăn đặc trưng của địa phương mình.

Người Lạch (một nhánh của dân tộc K’Ho) ở xã Lát và thị trấn Lạc Dương trổ tài nấu cơm lam, canh thụt, trâu một nắng chấm muối kiến, heo thả rông nướng than hồng, gà rừng hầm ớt xanh, cá suối xào với rau ha lang.

Liên hoan ẩm thực và rượu cần của người K’Ho ở Lang Biang ảnh 4

Rượu cần và các món ăn đặc trưng của người Lạch

Các sơn nữ người Cill (một nhánh khác của tộc người K’Ho) ở xã vùng sâu Đạ Chais mang đến liên hoan món rau dớn rừng xào tỏi, cà đắng da trâu, cá tầm nướng lá chuối rừng…

Người K’Ho ở núi rừng Đưng K’Nớ có món măng lửa nấu với gà ri thả vườn, lá sắn xào với tóp mỡ, đọt mây và thảo quả om với cá suối… “Trong những chuyến đi rừng dài ngày, chúng tôi thường cho cá bống suối và thảo quả vào ống tre rồi nướng trên than hồng, rất ngon và bổ dưỡng”, chị K’Sơn chia sẻ.

Liên hoan ẩm thực và rượu cần của người K’Ho ở Lang Biang ảnh 5

Lá bép, loại rau rừng được sử dụng để chế biến nhiều món như xào, nấu lẩu...

Sau khi cắm cần trúc vào chóe rượu, vít cong cái cần hút một hơi, anh Nguyễn Hoàng Hiệp (đến từ TP HCM) vui vẻ nói: "Tôi đã uống rượu cần tại nhiều buôn làng Tây Nguyên nhưng rượu ở đây lạ nhất. Lúc mới nhấp rượu thấy hơi đắng nhưng ngọt hậu, thơm nồng".

Theo anh Hiệp, các món ăn ở đây đều sử dụng nguyên liệu ngoài tự nhiên hoặc rau hữu cơ nên hương vị đậm đà. "Chúng tôi rất thích nguồn thực phẩm sạch mang hương vị đặc trưng của núi rừng”, anh hào hứng thổ lộ.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.