Nét đặc biệt lễ ăn cơm mới của người Êđê

0:00 / 0:00
0:00
TP - Lễ ăn cơm mới của người Êđê diễn ra theo từng nhà. Sau lễ cúng, thanh niên, trẻ con trong buôn làng thực hiện một nghi thức quan trọng là giành đồ ăn ở mâm rau củ. Điều này có ý nghĩa hăng hái tìm kiếm cái mới, bỏ cái cũ, chuẩn bị cho mùa mới với nhiều hy vọng.

Một sáng chớm khô, trong ngôi nhà sàn ở buôn Drah (xã Cư Né, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk) vợ chồng ông Y Bhi Niê tất bật chuẩn bị lễ vật gồm: Rượu cần, cơm được nấu từ gạo mới trong vụ mùa vừa gặt, thịt gà, canh thập cẩm và những sản phẩm nông sản gia đình sản xuất trong năm qua. Dịp này, gia đình ông Y Bhi được huyện Krông Búk chọn tổ chức phục dựng lễ ăn cơm mới của người Êđê.

Nét đặc biệt lễ ăn cơm mới của người Êđê ảnh 1

Thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng

Mọi thứ được bày biện cẩn thận, tiếng chiêng trầm hùng vang lên, thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng thần linh và cúng mừng cơm mới. Thầy cúng thay mặt dân làng đọc lời khấn nguyện để tỏ lòng biết ơn, thành kính các thần.

Theo ông Vũ Đức Nam, Phó trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Krông Búk, phục dựng lễ ăn cơm mới của người Êđê tại xã Cư Né nhằm góp phần khôi phục nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng của dân tộc Êđê, làm sinh động thêm bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện. Qua các lễ hội, tạo được sự đoàn kết trong buôn làng cũng như truyền lại cho thế hệ trẻ sau này gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Ông Y Bhi Niê cho biết, trước đây, dân tộc Êđê thường tổ chức lễ ăn cơm mới vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hằng năm. Nét đặc biệt của lễ ăn cơm mới diễn ra theo từng nhà. Lễ tổ chức to hay nhỏ, tuỳ thuộc vào kết quả thu hoạch mùa màng của mỗi gia đình. Theo quan niệm của người Êđê, sau khi lúa được đưa về nhà, phải đem gạo mới nấu thành cơm cúng thần linh, báo cáo những thành quả lao động trong năm; cảm tạ trời đất, tổ tiên. Qua đó, cầu mong các thần linh tiếp tục phù hộ cho mùa vụ mới mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, gia đình sung túc.

Để ngày lễ diễn ra thuận lợi, người đàn ông sẽ lo việc chuẩn bị rượu cần, heo, gà, vào rừng chặt cây, đẽo cột gơng (cột để buộc ché rượu cần trong lễ), còn phụ nữ đảm đương nấu nướng. Người già, trẻ nhỏ chọn váy, áo, truyền thống mặc trong ngày lễ quan trọng này.

“Sau khi thầy cúng thực hiện xong nghi lễ, vợ chồng chủ nhà đến bên mâm cúng lần lượt ăn các món, sau đó mời bà con buôn làng cùng ăn, uống rượu mừng lễ. Có một nghi thức quan trọng là giành đồ ăn ở mâm rau củ. Điều này được thanh niên, trẻ con trong buôn làng thực hiện, nó có ý nghĩa hăng hái tìm kiếm cái mới, bỏ cái cũ, chuẩn bị cho mùa mới với nhiều hy vọng”, Ông Y Bhi Niê nói.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.