TPO - Sau khi tốt nghiệp ra trường, nhiều thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk tự nguyện về công tác tại những vùng khó khăn, mong muốn đóng góp công sức để xây dựng và bảo vệ quê hương, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho bà con nơi đây.
TP - Ở đại ngàn Tây Nguyên, nhiều nơi vẫn còn những khoảng tối, nó âm ỉ tàn phá các buôn, làm xác xơ các bản. Đó là rượu, đông con, tín dụng đen, thanh niên đua đòi bắt cha mẹ bán đất mua xe máy xịn… Đáng lo hơn là vấn nạn trên đang trở thành điều hiển nhiên ở các bản làng. Đây là bài toán khó thách thức nhà chức trách từ địa phương tới trung ương. Nếu không hành động sớm, hệ lụy sẽ rất khó lường.
TP - Lễ ăn cơm mới của người Êđê diễn ra theo từng nhà. Sau lễ cúng, thanh niên, trẻ con trong buôn làng thực hiện một nghi thức quan trọng là giành đồ ăn ở mâm rau củ. Điều này có ý nghĩa hăng hái tìm kiếm cái mới, bỏ cái cũ, chuẩn bị cho mùa mới với nhiều hy vọng.
TPO - Nhiều thanh niên người đồng bào dân tộc bản địa của tỉnh Đắk Lắk đã có những mô hình, tư duy mới trong phát triển du lịch. Họ giữ chân du khách bằng những tua (tour) du lịch mới, cùng ăn, ở, trải nghiệm, tìm hiểu, hòa mình vào văn hóa truyền thống của người dân tộc Êđê, M’nông… nơi mảnh đất huyền bí này.
TPO - Hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Lạc Dương, Lâm Đồng được hỗ trợ vốn, kỹ thuật để khởi nghiệp trồng Atiso cùng một số loại cây khác. Sản phẩm làm ra được các doanh nghiệp liên kết bao tiêu nên thu nhập của nhiều hộ người K’Ho tăng cao.
TPO - Trên 60% tổng số ca mắc COVID-19 ở Đắk Lắk là người dân tộc thiểu số (DTTS). Tỉnh này vừa vận động người có uy tín trong cộng đồng cùng chính quyền “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền, tặng nhu yếu phẩm để người dân an tâm phòng chống dịch.
TP - Mặc dù giáp ranh với TP Đà Lạt, nơi có nhiều ca mắc COVID-19 nhất tỉnh Lâm Đồng và nằm ven Quốc lộ 27C đi TP Nha Trang, phố biển nhiều lần phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhưng huyện Lạc Dương vẫn chưa có ca F0 nào và là huyện duy nhất của Lâm Đồng làm được điều này.
TP - COVID-19 ập đến, khuấy đảo mọi sinh hoạt thường ngày của bà con vốn yên bình hai buổi trên nương rẫy. Trong quá khứ, đồng bào các dân tộc thiểu số từng vượt qua gian khó bằng nếp sống, luật tục và từ đó hình thành ý thức, kinh nghiệm trong việc phòng chống dịch bệnh. Nay, họ phòng dịch bằng cách của riêng mình kết hợp với các giải pháp phòng, chống dịch tiên tiến để bảo vệ buôn làng bình yên.