'Đuổi' dịch ở buôn làng

0:00 / 0:00
0:00
TP - COVID-19 ập đến, khuấy đảo mọi sinh hoạt thường ngày của bà con vốn yên bình hai buổi trên nương rẫy. Trong quá khứ, đồng bào các dân tộc thiểu số từng vượt qua gian khó bằng nếp sống, luật tục và từ đó hình thành ý thức, kinh nghiệm trong việc phòng chống dịch bệnh. Nay, họ phòng dịch bằng cách của riêng mình kết hợp với các giải pháp phòng, chống dịch tiên tiến để bảo vệ buôn làng bình yên.

Kỳ 1: Thiết lập vùng xanh

Đồng bào dân tộc phía Bắc di cư vào Đắk Lắk sinh sống họ mang theo nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, trong đó có cách đuổi dịch được đúc rút trong kinh nghiệm sống hằng ngày. Bây giờ, họ áp dụng để ngăn đại dịch bùng phát, thiết lập vùng xanh nơi mảnh đất họ đang sinh sống.

Bùa hộ mệnh

“Khe ơi, thế đăng ký tiêm phòng bệnh COVID-19 rồi khi nào còn tiêm phòng bệnh dương tính với bệnh F0, F1 hay 2 gì đó không? Chú mới tiêm bạch hầu chưa lâu mà, chắc không dám tiêm đâu? Em nhiều bệnh lắm, tiêm rồi thế này thế kia”. Rất nhiều câu hỏi mà bà con thôn Đại Thành, xã Ea M’droh (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) hỏi nữ già làng Bàn Mùi Khe (SN 1987). Chị Khe nhẹ nhàng giải thích cặn kẽ cho bà con hiểu, và động viên để họ yên tâm đăng ký.

“Ở đây, mỗi lần đi tiêm, phụ nữ và trẻ con không sợ, nhưng đàn ông họ nói thấy kim tiêm là... ớn. Đợt rồi vận động đi tiêm bạch hầu nhiều người không chịu đăng ký tôi phải tư vấn, giải thích động viên. Bây giờ gần 90% người dân của thôn tiêm đủ 2 mũi bạch hầu”.

Thôn Đại Thành, xã Ea M’droh gần 80 hộ dân, 100% dân tộc thiểu số chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao Đỏ di cư từ các tỉnh phía Bắc. Đời sống còn gặp nhiều khó khăn, trình độ văn hóa hạn chế. Chính quyền địa phương triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch, bà con rất ý thức bảo vệ mình, phòng tránh cho gia đình, người thân.

Anh Y Wal Mlô, Bí thư Huyện Đoàn Cư M’gar cho biết, với đặc thù địa bàn rộng, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 46% dân số. Để người dân nắm rõ thông tin về dịch COVID-19, huyện Đoàn đã đẩy mạnh tuyên truyền bằng hình thức phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương và văn hóa từng dân tộc. Ngoài tuyên truyền qua mạng xã hội, trực tiếp tại các hộ gia đình, phát tờ rơi, lực lượng thanh niên tuyên truyền bằng loa di động có tiếng dân tộc thiểu số.

Từ ngày huyện Cư M’gar ghi nhận nhiều ca dương tính, các ngả đường vào thôn Đại Thành, những trụ bằng thân cây được dựng lên trên đó dán tờ giấy có ghi chữ hán.

Theo một số người dân trong thôn, đây là phong tục truyền thống từ xưa nay của đồng bào Dao Đỏ. “Con ma” COVID-19 cũng như nhiều “con ma” hay gây bệnh cho bà con trong làng. Bà con trong thôn quyết định phòng “ma” bằng cách của riêng mình. Họ kể, thầy cúng làm lễ cúng yểm phép vào tờ giấy. Sau đó dán lá bùa trên đó để trấn giữ, canh gác không cho “ma COVID” vào làng, an định cho bà con trong thôn.

“Nếu khách hay ai ở xa muốn đến chơi, khi nhìn thấy lá bùa, họ sẽ hiểu và không đi vào. Mình thực hiện được quy định cách ly, nhà cách ly với nhà, thôn cách ly với thôn. Con ma sẽ không xâm nhập được vào trong làng. Giờ hiện đại rồi có gì cần thiết thì điện thoại cho nhau”, một người dân thôn Đại Thành chia sẻ.

Khi thông tin dịch COVID-19 về thôn, bà con cũng nhiều nỗi lo. Mỗi ngày, nữ già làng Bàn Mùi Khe lại cần mẫn đi đến từng hộ nắm bắt tình hình kết hợp tuyên truyền biện pháp phòng chống dịch COVID-19 của nhà nước, để bà con thực hiện đúng.

'Đuổi' dịch ở buôn làng ảnh 1

Đoàn thanh niên tuyên truyền bằng 2 thứ tiếng

Khi dịch phức tạp, chị Khe lập một nhóm trên face tập hợp tất cả người Dao thôn Đại Thành để tiện trao đổi thông tin. Một số thôn trong xã và xã lân cận ghi nhận các ca dương tính, thôn Đại Thành chưa có ca nào. Nơi đây, bằng những cách làm mang tính đặc thù nhằm chống dịch hiệu quả bảo vệ “vùng xanh” trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thu hẹp các “vùng đỏ, cam, vàng” hiện nay.

Cách ly tại rẫy

Chị Bàn Mùi Khe chia sẻ, vào thời điểm đầu tháng 8, đi vào các rẫy cà phê, sẽ bắt gặp một số tấm biển được ghi cẩn thẩn, “Nhà đang có người cách ly”. Đó là những gia đình có người ở các tỉnh phía Nam về quê tránh dịch, họ tự vào rẫy cách ly để hạn chế tiếp xúc mọi người. Thôn chị có một vài người đi từ vùng dịch về. Được gia đình dựng sẵn chòi ở rẫy để cách ly và tiện công việc làm rẫy. Khi về đến địa phương, họ tới trạm y tế khai báo và đi thẳng vào rẫy cách ly. Giờ thì hết rồi, ai về phải vào cách ly tập trung.

Đầu tháng 8, Hà Văn Huy từ TPHCM về quê tránh dịch, Huy đã tự cách ly tại căn chòi của gia đình nằm trên rẫy (xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk), đảm bảo quy định phòng chống dịch tại địa phương. Do rẫy ở cách nhà 10 km, khoảng 2-3 ngày, mẹ Huy tiếp tế thực phẩm cho cậu. Mẹ chuẩn bị nguyên liệu tươi sống như thịt, trái cây, rau để Huy tự nấu ăn. Ở rẫy không có nhiều phương tiện giải trí, Huy chăm chỉ tập thể dục, rèn luyện sức khỏe.

Thời gian ở rẫy, Huy giúp ba mẹ phát quang cỏ dại và thu hoạch sầu riêng. Huy chia sẻ, cuộc sống ở rẫy, tuy buồn nhưng không khí trong lành, mát mẻ. Nơi đây, Huy cảm nhận được câu chuyện đẹp về lòng tốt như mầm lộc an lành nảy nở giữa “tâm dịch”. Những người dân đi thu hoạch nông sản gần rẫy nhà Huy chủ động mang trái cây, thức ăn đặt trước cổng mặc dù không quen biết. Họ đều là người dân tộc thiểu số, rất thật thà, hiền lành.

Mấy tháng qua, từ sáng đến chiều chị H’Thiêm (xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar) và người dân nơi đây đã quen với hình ảnh đoàn thanh niên đi xe máy với chiếc loa lưu động được buộc chặt phía sau phát 2 thứ tiếng (Êđê và tiếng Việt) vang khắp ngóc ngách ngõ hẻm ở các buôn làng của đoàn viên thanh niên tuyên truyền về cách phòng, chống dịch.

'Đuổi' dịch ở buôn làng ảnh 2

Đoàn thanh niên hỗ trợ người dân thu hoạch bơ

Chị H’Thiêm chia sẻ, ở đây người dân thường đi làm nương rẫy. Bà con bây giờ hạn chế đến nơi đông người, ra đường luôn đeo khẩu trang. Biết được nhiều thông tin về các vùng nguy cơ lây lan dịch để phòng tránh. Đoàn thanh niên còn nắm thông tin, số lượng người dân từ các vùng dịch trở về địa phương để có biện pháp tuyên truyền, giúp đỡ. Không những thế họ còn hỗ trợ bà con thu hoạch nông sản.

Anh Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư đoàn xã Ea Kpam (huyện Cư M’gar) cùng một số đoàn viên thanh niên đang hái bơ Booth giúp người dân trải lòng, để giúp bà con yên tâm cách ly, một số gia đình có bơ già họ liên hệ, bên Đoàn cử lực lượng tới hỗ trợ hái.

Hiện bà con gọi nhiều, nhưng chưa tìm được đầu ra. Huyện đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, việc thu hoạch và tiêu thụ nông sản của người dân gặp rất nhiều khó khăn. May đơn hàng không nhiều, lâu lâu mới có nên giải quyết được cho bà con chừng nào hay chừng đấy. Đợt trước, Hội phụ nữ xã liên hệ được điểm thu mua, họ trao đổi lại và đoàn thanh niên đến hái cho các hộ dân ở thôn 6 (xã Ea Kpam) và giúp bà con tiêu thụ được hơn 2 tấn bơ.(Còn nữa).

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.