TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
TPO - Những ngày cuối năm, chợ phiên sắc màu người H’ Mông ở Đắk Nông tấp nập người mua, kẻ bán. Đồng bào từ các thôn, bản vùng cao nhộn nhịp xuống chợ. Tất cả tạo nên một bức tranh sinh động, đặc sắc.
TPO - “Bảo Lộc - Hương trà, sắc tơ” là chương trình nghệ thuật nhằm tôn vinh người trồng và chế biến trà, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa; đồng thời, quảng bá vùng đất, con người TP Bảo Lộc, đặc biệt là bản sắc văn hóa của các tộc người Mạ và K’Ho.
TPO - Có tới 200 mẫu thiết kế áo dài và trang phục thổ cẩm Tây Nguyên được trình diễn tại thị trấn Măng Đen thơ mộng, được ví như Đà Lạt 2 của Việt Nam, thu hút đông đảo sự tham gia của du khách và người dân địa phương.
TP - Giữa phố cổ ồn ã, nhộn nhịp có một góc nhỏ bình yên lúc nào cũng phảng phất mùi trầm hương và ngập tràn sắc màu của thổ cẩm, của vải lanh, của núi rừng Tây Bắc. Đó là “ổ” của Thủy Chie, người phụ nữ nhỏ nhắn sinh ra ở Hà Nội nhưng luôn nghĩ kiếp trước mình là cô gái dân tộc, đang dệt dở tấm vải thì phải đi đầu thai.
TPO - Trước đây, nhóm phụ nữ Êđê ở buôn Hra Ea Hning phải mượn ngôi nhà cũ của một hộ dân trong buôn ngồi dệt thổ cẩm. Đến nay, họ được trao tặng một ngôi nhà sàn xây dựng theo kiến trúc truyền thống Êđê làm nơi dệt và giới thiệu sản phẩm thổ cẩm.
TPO - Vào thứ 2 hằng tuần, cán bộ, giáo viên xã A Bung, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị lại khoác lên mình bộ trang phục thổ cẩm truyền thống đến công sở, trường học nhằm tôn vinh nét đẹp truyền thống của người Pa Kô. Đây là kết quả dự án khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nét văn hóa đặc sắc của người Pa Kô ở miền núi, biên giới tỉnh Quảng Trị.
TP - Những ngày áp Tết, tôi lại cùng vài người bạn nhiếp ảnh phiêu du trong đêm đông lạnh giá Bắc Hà. Cái giá rét kèm mưa phùn ở một thị trấn vùng cao Tây Bắc như đưa chúng tôi về miền cổ tích thời thơ ấu, cái thời mà mỗi khi đọc truyện về ma rừng, ma chài, ma lai, ma gà, người chết bó cột giữa nhà… cứ phải trùm chăn kín đầu. Màn đêm phủ một lớp thạch đen dày đặc bao trùm lên cái thị trấn nhỏ bé này.
TPO - Tấm thổ cẩm – người Tà Ôi gọi là “Zèng” đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, phong tục tập quán của người Tà Ôi. Zèng còn là vật đính ước của các cô gái với ý trung nhân hoặc để thể hiện lòng hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, với những người có công với bản làng.
TPO - Tại sự kiện Ngày Quốc gia Việt Nam (30/12/2021), Việt Nam sẽ giới thiệu đến bạn bè quốc tế những hình ảnh đẹp nhất và kể một câu chuyện ngắn gọn về truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” của Việt Nam. Chương trình giới thiệu những giai điệu đẹp, những điệu múa dân tộc đặc sắc cùng những trang phục thời trang ứng dụng được thiết kế từ thổ cẩm.
TP - Với nhiều bản làng miền núi nơi cư ngụ của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Thái, khung cửi không chỉ là nơi dệt vải mà còn là không gian hò hẹn của trai gái vào mỗi đêm sau giờ lao động.
TP - Giữa lòng thành phố đang chuyển mình sôi động, những buôn làng người Êđê vẫn trân trọng, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống. Bằng tình yêu, sự nỗ lực của nghệ nhân cùng nhiều người trẻ miệt mài bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Tây Nguyên bao đời nay.