Tổ chức tôn giáo làm từ thiện có phải công khai mở tài khoản riêng?

0:00 / 0:00
0:00
Một linh mục trao quà từ thiện tại xã Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Ảnh: Huy Khâm
Một linh mục trao quà từ thiện tại xã Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Ảnh: Huy Khâm
TPO - Theo quy định mới (Nghị định 93), các cá nhân vận động từ thiện phải đăng ký với chính quyền địa phương, lập tài khoản ngân hàng riêng cho mỗi nội dung vận động. Tuy nhiên, tổ chức tôn giáo khi làm từ thiện chỉ phải chịu trách nhiệm với giáo hội.

Trao đổi với Tiền Phong, bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc cho biết một số quy định áp dụng đối với cơ sở tôn giáo khi làm thiện nguyện.

Bà Trương Thị Ngọc Ánh cho hay: Phát huy tính tự nguyện, tự giác của tổ chức, cá nhân đặc biệt với tổ chức tôn giáo, họ làm việc thiện nguyện bằng cái tâm, quy định, giáo lý chặt chẽ nên chúng ta không lo lắng về việc phải báo cáo với chính quyền, ngành chức năng. Họ làm theo niềm tin, giáo lý rất chặt chẽ, vi phạm chịu trách nhiệm trước giáo hội. Đây là hình thức chúng ta phối hợp, khai thác được lực lượng làm thiện nguyện nghiêm túc.

Đối với các khoản tiền từ nước ngoài phải có quy định ràng buộc. Nghị định 93 quy định được dùng nguồn tiền nào rất rõ, còn tiền nước ngoài đưa về chưa biết nguồn gốc phải báo cáo để xác minh, tránh trường hợp rửa tiền hoặc trường hợp các tổ chức không thiện chí, lợi dụng làm mục đích khác lồng ghép. Khuôn khổ của Nghị định 93 không bao trùm hết, nhưng hẳn là có ràng buộc bởi quy định khác khi dùng tiền có nguồn gốc từ nước ngoài.

Ngoài ra, Nghị định 93 không điều chỉnh đối tượng là các hội nhóm nhỏ tự đi làm từ thiện bằng tiền của mình mà không kêu gọi bên ngoài đóng góp. Ví dụ, thành viên trong một nhóm, dòng họ, một câu lạc bộ cùng nhau làm từ thiện sẽ không phải lập tài khoản, đăng ký.

Nghị định 93 yêu cầu cá nhân phải mở tài khoản, công khai trên phương tiện truyền thông về số tiền, hiện vật huy động được sau 15 ngày khi kết thúc tiếp nhận, sau 30 ngày khi kết thúc phân phối. Ngoài ra, còn phải niêm yết 30 ngày tại trụ sở UBND cấp xã nơi người làm từ thiện cư trú.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong bối cảnh mới

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong bối cảnh mới

TPO - Ông Y Thanh Hà Niê K’Đăm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đề xuất bốn nhóm giải pháp Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có nêu ý kiến cần bảo tồn khẩn cấp văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người.
Bạn trẻ tham gia gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống (Trong ảnh là hoạt động đưa văn hóa truyền thống vào trường học ở huyện Mèo Vạc, Hà Giang). Ảnh: Xuân Tùng

Bảo vệ biên cương văn hóa bằng sức mạnh nội sinh

TP - Trước tác động mãnh liệt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào mọi lĩnh vực của đời sống, cần hết sức chú ý tới sức mạnh mềm của văn hoá; nâng cao trình độ và bản lĩnh sáng tạo của con người, nhất là thế hệ trẻ để bảo vệ biên cương văn hoá bằng sức mạnh nội sinh của văn hoá, con người Việt Nam...